ClockThứ Tư, 06/03/2019 14:46

Xoá bỏ khoảng cách thu nhập về giới đem lại hàng nghìn tỷ USD

TTH.VN - Các quốc gia phát triển có thể đem về thêm hàng nghìn tỷ USD cho nền kinh tế của họ bằng cách tăng cường sự tham gia của nữ giới vào lực lượng lao động và đảm bảo họ kiếm được nhiều tiền như nam giới, công ty kế toán toàn cầu PwC vừa cho biết trong một nghiên cứu.

Anh chững lại trong cuộc chiến bình đẳng giớiSingapore: Khoảng cách thu nhập về giới không cải thiệnTrí tuệ nhân tạo làm trầm trọng khoảng cách về giớiPhilippines dẫn đầu bảng xếp hạng bình đẳng giới ở châu Á

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Pixabay

Theo nghiên cứu của PwC, việc xoá bỏ khoảng cách thu nhập về giới có thể giúp các nền kinh tế tại những quốc gia thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) tăng 2 nghìn tỷ USD.

Trong khi đó, tăng cường lực lượng lao động nữ ngang bằng với mức lực lượng lao động nữ của Thụy Điển, nơi có 69% nữ giới làm việc sẽ bổ sung thêm 6 nghìn tỷ USD cho các quốc gia trong OECD, một tổ chức bao gồm 36 quốc gia có nền kinh tế tiên tiến.

"Có những lý do xã hội lâu dài đằng sau khoảng cách thu nhập về giới ở các quốc gia trên thế giới", bà Laura Hinton, Giám đốc nhân sự tại PwC nhận định trong một tuyên bố.

"Các doanh nghiệp đóng một vai trò quan trọng trong việc giải quyết vấn đề quan trọng này, bằng cách cải thiện cơ hội cho nữ giới. Từ tuyển dụng đến nghỉ hưu, điều quan trọng là các nhà tuyển dụng hỗ trợ tất cả nhân viên một cách công bằng ở mọi giai đoạn trong sự nghiệp của họ", bà Laura Hinton nói thêm.

Được biết, báo cáo của PwC xếp hạng 33 quốc gia OECD theo khoảng cách thu nhập về giới, tỷ lệ lao động nữ và số lượng nam giới làm việc so với nữ giới. Theo đó, Iceland đứng đầu bảng xếp hạng, tiếp theo là Thụy Điển, New Zealand, Slovenia và Na Uy.

Iceland hồi tháng 1 năm ngoái đã trở thành quốc gia đầu tiên khiến cho việc trả lương cho nam giới nhiều hơn nữ giới là bất hợp pháp, đưa ra các khoản phạt đối với bất kỳ công ty hoặc cơ quan Chính phủ nào trên 25 nhân viên mà không có chứng nhận của Chính phủ chứng minh sự bình đẳng về thu nhập.

Trong khi đó, Italy, Chile, Hy Lạp, Mexico và Hàn Quốc là những quốc gia có kết quả xếp hạng thấp nhất, PwC nói thêm.

Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) cho hay, trên toàn cầu, nữ giới kiếm được khoảng 1/2 thu nhập so với nam giới. Theo báo cáo Khoảng cách Giới toàn cầu năm 2018 của WEF, sẽ còn 202 năm nữa trước khi nữ giới có thể kiếm được thu nhập bằng nam giới và có cơ hội việc làm như nhau.

Thanh Ngân (Lược dịch từ Devdiscourse)

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tình trạng thiếu nhà ở toàn cầu đang cản trở tăng trưởng nhờ nhập cư

Ở hầu hết các quốc gia phát triển, một trong những động lực tăng trưởng kinh tế đáng tin cậy nhất đang chững lại. Trong nhiều thập kỷ, dòng người di cư nhanh chóng đã giúp các quốc gia bao gồm Canada, Australia và Vương quốc Anh ngăn chặn lực cản nhân khẩu học do dân số già hóa và tỷ lệ sinh giảm. Điều này hiện đang bị phá vỡ, khi lượng người đến tăng vọt kể từ khi biên giới mở cửa trở lại sau đại dịch đã dẫn đến tình trạng thiếu nhà ở kéo dài.

Tình trạng thiếu nhà ở toàn cầu đang cản trở tăng trưởng nhờ nhập cư
Return to top