Thế giới

Thị trường vốn đầu tư mạo hiểm: Thị phần của startup công nghệ khí hậu tăng

ClockThứ Tư, 18/10/2023 06:53
TTH - Đầu tư và tài trợ vào các công ty khởi nghiệp về công nghệ khí hậu chỉ giảm hơn 40% trong 12 tháng qua; song, mức giảm đó được cho là ít mạnh hơn so với lĩnh vực đầu tư mạo hiểm rộng lớn hơn trên toàn cầu.

Kinh tế toàn cầu có thể thiệt hại đến 5.000 tỷ USD do thời tiết khắc nghiệtThiệt hại cơ sở hạ tầng do biến đổi khí hậu gây ra rủi ro tài chính “rất lớn”IEA: Căng thẳng địa chính trị là mối đe dọa lớn đối với hành động về khí hậu

 Hydrogen xanh là một trong những công nghệ quan trọng của quá trình chuyển đổi năng lượng. Ảnh minh họa: Europa.eu/TTXVN

Đây là thông tin vừa được các nhà phân tích tại Công ty kiểm toán hàng đầu thế giới PricewaterhouseCoopers (PwC) đưa ra trong một báo cáo được công bố ngày 17/10.

Cụ thể, báo cáo về vị trí của công nghệ khí hậu chỉ ra, các nhà đầu tư đang thu hẹp sự tập trung của họ đối với những lĩnh vực cần sự đầu tư nhất, chẳng hạn như các ngành công nghiệp nặng; trong khi đó, công nghệ khí hậu có "thị phần ngày càng tăng trong một thị trường im ắng", khi bị cản trở bởi những điều kiện kinh tế và chính trị toàn cầu.

“Nhu cầu về công nghệ khí hậu tiếp tục gia tăng, nhưng đầu tư vốn cổ phần vào các công ty khởi nghiệp đã giảm năm thứ hai, trong bối cảnh điều kiện khó khăn tại các thị trường tư nhân”, báo cáo nói trên cho hay.

Theo đó, tổng vốn đầu tư mạo hiểm và vốn cổ phần tư nhân đã giảm 50,2%, xuống còn 638 tỷ USD trong khoảng thời gian 12 tháng tính đến tháng 9/2023, so với cùng kỳ một năm trước. Đáng chú ý, đầu tư vào công nghệ khí hậu chiếm khoảng 10% trong tổng số đó.

Ngoài ra, PwC cũng nhấn mạnh, thế giới vẫn còn ở xa mức khử carbon cần thiết để giữ mức tăng của nhiệt độ toàn cầu ở mức 1,5 độ C. Các lĩnh vực cần loại công nghệ này nhất, bao gồm nông nghiệp và môi trường xây dựng như các tòa nhà thương mại và dân cư, đang chứng kiến sự quan tâm tương đối nhỏ và sụt giảm từ phía các nhà đầu tư.

Được biết, những lĩnh vực có tiềm năng cao trong việc cắt giảm khí thải đang nhận được nhiều vốn hơn, bao gồm lĩnh vực thu hồi carbon, hydrogen xanh được sản xuất từ nước, thường sử dụng điện tái tạo, và các loại thực phẩm thay thế.

LÊ THẢO (Lược dịch từ Reuters & CNA)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thúc đẩy liên kết phát triển dược liệu bền vững

Đó là chủ đề tại hội thảo khoa học do Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức vào ngày 22/11, với sự tham gia của các sở, ban, ngành liên quan, nhà khoa học, doanh nghiệp, chính quyền địa phương để cùng nhau bàn luận các giải pháp, tháo gỡ vướng mắc trong phát triển dược liệu, nhất là vấn đề liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ các sản phẩm từ dược liệu.

Thúc đẩy liên kết phát triển dược liệu bền vững
Hội nghị Da liễu Quốc tế:
Kinh nghiệm, công nghệ và xu thế​

Hội nghị Da liễu Quốc tế từ 21 đến 23/11 do Bệnh viện Da liễu Trung ương, Sở Y tế, Bệnh viện Da liễu tỉnh phối hợp tổ chức thu hút nhiều chuyên gia trong, ngoài nước. Hàng trăm bài báo cáo được chia sẻ mang đến cái nhìn về phương pháp, kinh nghiệm, công nghệ… trong điều trị các bệnh về da. ​

Kinh nghiệm, công nghệ và xu thế​
Y tế kỹ thuật cao: Tạo đà bứt phá, vươn tầm.

Năm 2023, Bệnh viện Trung ương Huế là đơn vị tiêu biểu xuất sắc trong các đơn vị y tế của cả nước về phát triển các kỹ thuật cao: Ghép tạng, ghép tế bào gốc tạo máu tự thân, lĩnh vực ung thư, đột quỵ, tim mạch...

Y tế kỹ thuật cao Tạo đà bứt phá, vươn tầm
Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp

Tại huyện A Lưới, công nghệ cao đang được đưa vào áp dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là ở các mô hình chăn nuôi và trồng trọt, đem lại nhiều tín hiệu tích cực cho nền kinh tế địa phương.

Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp
Return to top