Thế giới

Thượng nghị sĩ Mỹ kêu gọi Mỹ - Cuba mở lại đại sứ quán

ClockChủ Nhật, 28/06/2015 07:59
TTH.VN - Theo tin từ CNA sáng nay (28/6), bộ ba thượng nghị sĩ Mỹ đến thăm thủ đô Havana của Cuba hôm qua (27/6) kêu gọi mở lại đại sứ quán đầy đủ của 2 nước ở Havana và Washington, sau khi mối quan hệ giữa Mỹ và Cuba có nhiều dấu hiệu ấm lên trong thời gian gần đây.

Sau hơn 5 thập kỷ chiến tranh lạnh, Chủ tịch Cuba Raul Castro và Tổng thống Mỹ Barack Obama vào tháng 12 năm ngoái đã đồng ý bình thường hóa quan hệ, và 2 nhà lãnh đạo đã tổ chức các cuộc đàm phán mang tính đột phá bên lề hội nghị thượng đỉnh tại Panama hồi tháng 4 vừa qua.


Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Cuba Raul Castro bắt tay sau cuộc họp ở Panama tháng 4/2015 - Ảnh: AFP.

"Chúng ta phải mở lại đại sứ quán đầy đủ. Những năm trước đây, chúng ta từng có đại sứ quán đầy đủ ở mỗi nước", Thượng nghị sĩ Patrick Leahy, một thành viên của đảng Dân chủ cho biết. "Một số người trong đại hội phản đối việc mở lại đại sứ quán, tuy nhiên số này không nhiều." ông Leahy nói thêm.

Hoa Kỳ và Cuba, 2 nước chỉ duy trì mối quan hệ ngoại giao ở mức thấp tại Văn phòng lợi ích của Mỹ bên trong tòa nhà đại sứ quán Thuỵ Sĩ ở Havana kể từ những năm 1970, đã gặp nhau nhiều lần về vấn đề mở lại đại sứ quán toàn diện. Người ta tin rằng các đại sứ quán có thể sẽ được mở lại vào đầu tháng 7 sắp tới.

Mỹ chính thức đưa Cuba ra khỏi danh sách các nước “tài trợ khủng bố” vào cuối tháng 5, loại bỏ thêm một rào cản để tiến một bước quan trọng trong tiến trình bình thường hóa quan hệ bị gián đoạn cách đây 54 năm giữa 2 nước.

Tố Quyên (lược dịch từ CNA)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận
Liên kết hữu ích

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Châu Á - Thái Bình Dương: ADB chỉ ra những xu hướng mới nổi về bảo trợ xã hội

Khi thế giới đối mặt với những thách thức không thể lường trước, những thay đổi về cấu trúc (bao gồm biến đổi khí hậu, thay đổi nhân khẩu học, toàn cầu hóa nhanh chóng, tiến bộ công nghệ và đô thị hóa) cũng đang định hình phạm vi bảo trợ xã hội ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Để các hệ thống bảo trợ xã hội hoạt động hiệu quả, điều quan trọng là các chính sách và chương trình bảo trợ xã hội cần mang tính toàn diện, thích ứng và ứng phó với những cú sốc, nhằm đảm bảo chúng mang lại lợi ích cho các hộ nghèo và dễ bị tổn thương, cũng như xây dựng khả năng phục hồi lâu dài.

Châu Á - Thái Bình Dương ADB chỉ ra những xu hướng mới nổi về bảo trợ xã hội
Ấn Độ sẽ hạ giá sàn cho gạo basmati xuất khẩu

Với việc Pakistan áp đặt giá sàn hay còn gọi là giá xuất khẩu tối thiểu (MEP) của gạo basmati ở mức 1.050 USD/tấn, Ấn Độ đang xem xét giảm MEP đối với gạo basmati. Động thái này nhằm giúp các nhà xuất khẩu gạo thơm Ấn Độ không bị thiệt thòi trên thị trường toàn cầu trong việc xuất khẩu loại gạo cao cấp này sang các quốc gia láng giềng, tin từ Reuters ngày 26/9 cho biết.

Ấn Độ sẽ hạ giá sàn cho gạo basmati xuất khẩu
Châu Á: Các công ty cần bắt đầu đo đếm lượng khí thải carbon từ nhà cung cấp

Đây là nhận định được đưa trong một bài viết đăng tải trên Tạp chí Nikkei Asia ngày 25/9, của các tác giả Terence Jeyaretnam, người đứng đầu các dịch vụ bền vững và biến đổi khí hậu; và Mads Lauritzen, lãnh đạo chiến lược và chuyển đổi khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Công ty Kiểm toán EY.

Châu Á Các công ty cần bắt đầu đo đếm lượng khí thải carbon từ nhà cung cấp
S&P: Triển vọng châu Á-Thái Bình Dương "nhìn chung vẫn thuận lợi", bất chấp suy thoái ở Trung Quốc

Trong một báo cáo mới vừa được công bố ngày 25/9, cơ quan xếp hạng tín dụng quốc tế S&P Global Ratings cho biết châu Á - Thái Bình Dương (APAC) vẫn là khu vực có tốc độ tăng trưởng đa dạng, với các nền kinh tế phát triển đang “hạ cánh nhẹ nhàng” và có mức tăng trưởng thấp nhưng tích cực, trong khi các nền kinh tế thị trường mới nổi “đã sẵn sàng cho sự mở rộng mạnh mẽ”.

S P Triển vọng châu Á-Thái Bình Dương nhìn chung vẫn thuận lợi , bất chấp suy thoái ở Trung Quốc
Return to top