Ô nhiễm tiếng ồn nhân tạo gây gián đoạn quá trình liên lạc của cá voi. Ảnh: KhoaHoc.tv.
“Chúng tôi phát hiện rằng tiếng ồn ảnh hưởng đến nhiều loài lưỡng cư, động vật chân đốt, chim, cá, động vật có vú, động vật thân mềm và bò sát", các nhà khoa học tại Đại học Queen’s University Belfast cho biết trên Tạp chí sinh học Biology Letters của Hiệp hội Hoàng gia.
Tiếng ồn nhân tạo tràn ngập môi trường, từ xe cộ và các ngành công nghiệp ở các trung tâm đô thị dày đặc, đến máy bay bay trên không, các tàu đi biển có động cơ được cho là can thiệp vào quá trình thông tin liên lạc của cá voi và có thể liên quan đến việc di cư biển hàng loạt vì các động vật mất khả năng định hướng của mình.
“Phát hiện thú vị là các loài chịu tác động bao gồm từ côn trùng nhỏ đến động vật có vú lớn như cá voi”, ông Kunc nói.
Theo bài báo, phản ứng của một con vật đối với sự hoạt động của con người không nhất thiết là đơn giản và không thể dễ dàng được gọi là tích cực hay tiêu cực. Chẳng hạn, tiếng ồn nhân tạo đã được chứng minh là gây trở ngại cho các hệ thống phát hiện sóng âm mà dơi sử dụng để tìm con mồi của chúng, khiến động vật có vú này khó bắt côn trùng hơn. Nhưng ngược lại, con mồi của dơi lại có thể hưởng lợi trực tiếp từ tiếng ồn do con người tạo ra.
Tuy nhiên, vấn đề lớn vẫn tiếng ồn tạo ra một trong những gián đoạn nghiêm trọng trên môi trường tự nhiên. “Trong ví dụ về dơi, kẻ săn mồi có thể đau khổ vì chúng không thể xác định vị trí con mồi... nhưng ở những loài mà con mồi tiềm năng dựa vào âm thanh để phát hiện kẻ săn mồi, con mồi có thể phải mất mạng vì chúng không thể nghe thấy âm thanh đó đủ sớm để trốn thoát”.
Ô nhiễm âm thanh của con người và phản ứng của động vật đối với nó phải được xem xét trong bối cảnh của một hệ sinh thái, đặc biệt là trong các hoạt động bảo tồn, các tác giả lưu ý. “Tiếng ồn phải được coi là một hình thức nghiêm trọng của sự thay đổi môi trường và ô nhiễm vì nó ảnh hưởng đến cả các loài sống dưới nước lẫn trên cạn”.
Anh Tuấn (Lược dịch từ AP)