Thế giới

Trung Quốc đóng vai trò quan trọng kích thích tăng trưởng toàn cầu năm 2023

ClockThứ Hai, 30/01/2023 15:53
TTH.VN - Hamid Rashid, một nhà kinh tế hàng đầu của Liên Hiệp Quốc trả lời phỏng vấn báo Tân Hoa Xã sau khi báo cáo Tình hình và Triển vọng Kinh tế Thế giới (WESP) 2023 được phát hành rằng, Trung Quốc có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc kích thích tăng trưởng toàn cầu vào năm 2023.

Các nước ASEAN+3 phải tiếp tục hợp tác, chuẩn bị cho tiến trình phục hồi sau dịch COVID-19ASEAN và Trung Quốc nên thiết lập bong bóng du lịchCác nền kinh tế sẽ phục hồi, nhưng không đồng đềuAMRO: Các nền kinh tế ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc sẽ tăng trưởng 6,7%Trung Quốc tiếp tục các chính sách hỗ trợ duy trì phục hồi kinh tế

Sự phục hồi và tăng trưởng trở lại của Trung Quốc sẽ mang lại lợi ích cho nhiều quốc gia khác trên toàn thế giới. Ảnh minh họa: THX/TTXVN/Vietnam+

Theo nhận định của chuyên gia, năm 2022 là một năm khó khăn. Tuy nhiên vào năm 2023, Trung Quốc “có thể đóng một vai trò rất quan trọng trong việc kích thích tăng trưởng toàn cầu”.

Ông Hamid Rashid cho biết: “Tôi nghĩ rằng tất cả các thành phần góp phần vào sự phục hồi đều có mặt ở đó. Chúng tôi rất lạc quan về sự phục hồi ở Trung Quốc”.

Ngoài ra, ông cũng bày tỏ tin tưởng rằng nền kinh tế Trung Quốc sẽ “phục hồi mạnh mẽ” vào năm 2023, khi các chính sách của nước này được điều chỉnh chính xác, nghĩa là chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ “đi đúng hướng”.

“Không có sự thắt chặt chính sách tiền tệ nào ở Trung Quốc. Điều này khá yên tâm bởi việc thắt chặt chính sách tiền tệ này có thể sẽ kìm hãm tăng trưởng kinh tế”, ông Hamid Rashid cho biết.

Nền kinh tế Trung Quốc được nhận xét là có điều kiện thuận lợi để tăng trưởng khi tỷ lệ lạm phát ở mức thấp, mặc dù ở một số nơi khác vẫn tồn tại tỷ lệ lạm phát khá cao.

So với các nước khác, Trung Quốc vẫn có tỷ lệ lạm phát rất thấp và đây là một lợi thế đặc biệt.

Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 đã biến Trung Quốc thành đầu tàu của nền kinh tế toàn cầu. Do đó, việc khôi phục vai trò đầu tàu này của Trung Quốc là tin tốt cho nhiều nước đang phát triển khác.

Trong một thông tin có liên quan, WESP 2023 vẽ ra một bức tranh ảm đạm về nền kinh tế toàn cầu và cảnh báo rằng nhiều cuộc khủng hoảng đan xen và chồng chéo có khả năng gây thêm thiệt hại cho nền kinh tế toàn cầu, với tốc độ tăng trưởng dự kiến sẽ chậm lại từ mức 3% của năm 2022 xuống còn 1,9% trong năm 2023.

Ông Rashid nhấn mạnh sự cần thiết phải đầu tư vào năng lực sản xuất, thúc đẩy vốn con người và chống biến đổi khí hậu, đồng thời cho rằng bằng cách thực hiện những khoản đầu tư này, thế giới sẽ “thoát khỏi thời kỳ khó khăn” vì chúng sẽ có “tác động theo cấp số nhân mạnh mẽ”, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cao hơn và giảm lạm phát.

Về phía Trung Quốc, nước này đã làm điều đó rất tốt trong những năm qua, khi chính phủ “thực sự có thể chỉ đạo quá trình phục hồi”.

Xem xét tầm quan trọng của nền kinh tế Trung Quốc đối với phần còn lại của thế giới, nhà kinh tế Hamid Rashid lưu ý, nước này tiêu thụ cả hàng hóa tiêu dùng và hàng hóa du lịch.

Lấy ví dụ về hàng hóa du lịch, ông Hamid Rashid cho biết, chúng là “nguồn thu chính” cho nhiều quốc gia bao gồm Malaysia, Thái Lan và Indonesia.

“Châu Âu hiện cũng phụ thuộc vào du lịch Trung Quốc. Trung Quốc nhìn chung đóng một vai trò rất quan trọng trong du lịch toàn cầu”. Cùng với đó, sự tăng trưởng của du lịch nước ngoài sẽ mang lại lợi ích cho nhiều quốc gia phụ thuộc vào ngành này.

Trung Quốc có “mối quan hệ thương mại rất chặt chẽ” với các nền kinh tế sản xuất khác trong khu vực, bao gồm Nhật Bản và Hàn Quốc. Trong số các nước khác, Hàn Quốc và Nhật Bản được hưởng lợi khá nhiều từ sự phục hồi của Trung Quốc khi nước này phục hồi tốt.

Nhìn chung, nền kinh tế Trung Quốc sẽ đi vào quỹ đạo “không chỉ phục hồi mà còn phục hồi bền vững” nếu đại dịch COVID-19 có thể được kiểm soát.

“Chúng ta đang đối mặt với thời kỳ kinh tế khó khăn mà hợp tác quốc tế có thể đóng vai trò rất quan trọng trong việc khôi phục lòng tin toàn cầu”, nhà kinh tế Hamid Rashid nhấn mạnh.

Đan Lê (Lược dịch từ Xinhua Net)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

GCA cam kết thúc đẩy toàn cầu hành động thích ứng với biến đổi khí hậu

Hiện nay, tính cấp thiết của việc tìm ra giải pháp cho tình thế tiến thoái lưỡng nan về biến đổi khí hậu chưa bao giờ rõ ràng hơn. Vào năm 2024, cuộc thảo luận toàn cầu về thích ứng với khí hậu đã trở nên sâu sắc. Nhiệt độ tăng cao, các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt và hệ sinh thái thay đổi đặt ra những thách thức đáng kể cho cả các quốc gia phát triển và đang phát triển.

GCA cam kết thúc đẩy toàn cầu hành động thích ứng với biến đổi khí hậu
Công bố hoàn thành Dự án Bảo tồn, tu bổ di tích Hải Vân Quan

Ngày 21/12, tại di tích Hải Vân Quan, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao TP. Đà Nẵng tổ chức lễ Công bố hoàn thành dự án bảo tồn, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị Di tích Quốc gia Hải Vân Quan.

Công bố hoàn thành Dự án Bảo tồn, tu bổ di tích Hải Vân Quan
Australia tiếp tục hỗ trợ UNDP giải quyết các thách thức phát triển toàn cầu

Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) ngày 18/12 cho hay, Chính phủ Australia vừa đóng góp 13 triệu đô la Australia (tương đương 8,4 triệu USD) vào các nguồn lực cốt lõi của UNDP cho năm 2024. Đóng góp đáng kể này thể hiện cam kết liên tục của Australia đối với sự phát triển bền vững và quan hệ đối tác với UNDP.

Australia tiếp tục hỗ trợ UNDP giải quyết các thách thức phát triển toàn cầu
Trung Quốc chấp thuận vaccine mpox cho thử nghiệm lâm sàng

Tin từ China Daily cho biết, Cơ quan quản lý dược phẩm hàng đầu của Trung Quốc mới đây đã chấp thuận thử nghiệm lâm sàng vaccine mpox (còn gọi là đậu mùa khỉ) do công ty dược phẩm trong nước Sinopharm phát triển. Quyết định này đã nối dài thêm danh sách ngày càng tăng các “ứng cử viên” tiềm năng cho vaccine mpox ở nước này.

Trung Quốc chấp thuận vaccine mpox cho thử nghiệm lâm sàng
Return to top