Thế giới

UNESCO rút một lễ hội của Bỉ khỏi danh sách di sản phi vật thể

ClockThứ Bảy, 14/12/2019 15:02
TTH.VN - Tổ chức UNESCO đã đưa một lễ hội hóa trang chịu chỉ trích nhiều ở Aalst của Bỉ ra khỏi danh sách di sản thế giới. Bữa tiệc hóa trang này có một chiếc xe diễu hành có những bức tranh biếm họa người Do Thái chính thống với những chiếc mũi có móc trên các túi đựng tiền.

Cuba cam kết tăng cường hợp tác với tổ chức UNESCOHệ thống giáo dục cho người trưởng thành ở Đức thuộc hàng tốt nhất thế giớiUNESCO: 12 triệu trẻ nhỏ có thể không bao giờ được đến trườngUNESCO khởi động dự án thúc đẩy môi trường làm việc an toàn cho nữ phóng viênUNESCO cảnh báo sẽ có hàng ngàn trẻ em không thể tiếp cận với giáo dục

Được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại từ năm 2010 nhưng Lễ hội Aalst vừa chính thức bị UNESCO rút khỏi danh sách này. Ảnh: TTXVN

Lễ hội Aalst đã bị rút khỏi danh sách Di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO trong một cuộc họp vào ngày thứ Sáu tại thủ đô Bogata của Colombia. Cơ quan này đưa ra quyết định rằng cuộc diễu hành, bao gồm một chiếc xe diễu hành có hình biếm họa của những người Do Thái chính thống với chiếc mũi có móc và ngồi trên những túi đựng tiền, là hành động chống lại người Do Thái.

“Họ có thể tiếp tục tổ chức lễ hội. Chúng tôi không phản đối điều đó”, ông Ernesto Ottone, trợ lý Tổng Giám đốc UNESCO phụ trách về văn hóa nói. “Điều chúng tôi không muốn là danh tiếng của UNESCO trong một lễ hội mà đối với một số người có thể là hài hước, nhưng đối với chúng tôi là cả một sự chế giễu đối với một số cộng đồng”.

Ông Ottone cũng xác nhận rằng các quan chức thị trấn đã được cảnh báo trong một số trường hợp về biểu tượng chống người Do Thái trong các lễ hội hóa trang trước đó nhưng không thực hiện các biện pháp “phân định” về loại hình trình diễn nào được chấp nhận.

Các nhóm người Do Thái cho rằng các xe diễu hành là chống lại người Do Thái và Liên minh châu Âu cũng lên án cuộc diễu hành này, nói rằng nó gợi nhớ đến loại tranh biếm họa phổ biến ở thời Đức Quốc xã trong những năm 1930.

Lễ hội Aalst thường diễn ra trước thứ Tư Lễ Tro ở một thị trấn phía bắc của nước Bỉ. Thị trưởng của thị trấn ông Christoph D'Haese cho rằng lễ rước chỉ mang tính hài hước. “Chúng tôi không chống người Do Thái cũng không phân biệt chủng tộc. Aalst sẽ luôn là thủ đô của sự chế giễu và châm biếm”, ông nói trong một tuyên bố của hãng tin Belga.

Anh Tuấn (Lược dịch từ DW)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

UNESCO thành lập giải thưởng về giáo dục công dân toàn cầu

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) vừa thành lập một giải thưởng do Hàn Quốc đề xuất, nhằm công nhận những nỗ lực trong việc nuôi dưỡng giáo dục về các vấn đề toàn cầu, như nhân quyền, tính bền vững và tính đa dạng, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc ngày 23/10 cho biết.

UNESCO thành lập giải thưởng về giáo dục công dân toàn cầu
Ngày Nhà giáo Thế giới (5/10):
Đã đến lúc cải cách khủng hoảng giáo dục hiện nay

Từ lễ Wai kru ở Thái Lan đến các sự kiện tri ân ở Lào và Campuchia, tất cả các nước ASEAN đều dành riêng một ngày đặc biệt để học sinh vinh danh giáo viên bằng hoa, điệu múa truyền thống và cử chỉ tôn trọng.

Đã đến lúc cải cách khủng hoảng giáo dục hiện nay
Phó Tổng Giám đốc UNESCO: Việt Nam là hình mẫu hợp tác hiệu quả giữa UNESCO và các nước thành viên

Trước thềm chuyến thăm chính thức và làm việc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm với Tổng Giám đốc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) tại trụ sở của tổ chức này ở thủ đô Paris ngày 7/10, phóng viên TTXVN tại Paris đã phỏng vấn Phó Tổng Giám đốc UNESCO, ông Khúc Tinh, về quan hệ giữa Việt Nam và tổ chức này. Sau đây là nội dung cuộc trao đổi:

Phó Tổng Giám đốc UNESCO Việt Nam là hình mẫu hợp tác hiệu quả giữa UNESCO và các nước thành viên
Return to top