Thế giới

Việt Nam cam kết đóng góp tích cực vào hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc

ClockThứ Bảy, 17/10/2020 14:57
Chiều 16/10 (theo giờ New York), trong khuôn khổ phần thảo luận chung tại Ủy ban Chính trị đặc biệt và Phi thực dân hóa (Ủy ban 4) của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc Khóa 75, Đại sứ Đặng Đình Quý, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại Liên Hợp Quốc đã có phát biểu tại các đề mục về gìn giữ hòa bình và phi thực dân hóa.

Việt Nam chủ trì phiên họp của Ủy ban của Hội đồng Bảo an về Nam SudanChuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Nhật Bản sẽ là động lực phát triển quan hệ song phươngChủ tịch Cuba ca ngợi quan hệ mẫu mực với Việt NamAustralia chuẩn bị gói tài trợ cho các quốc gia Đông Nam ÁViệt Nam thay mặt ASEAN phát biểu tại Uỷ ban Giải trừ quân bị của Đại hội đồng Liên Hợp quốcBiến đổi khí hậu ảnh hưởng khu vực nặng nề nhấtViệt Nam kêu gọi cách tiếp cận toàn diện giải quyết các thách thức tại MaliViệt Nam tham gia tích cực trong hợp tác ASEAN về đảm bảo an ninh mạng

Phiên họp của Ủy ban Chính trị đặc biệt và Phi thực dân hóa của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc

Đại sứ Đặng Đình Quý nhấn mạnh hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, giúp tạo dựng môi trường hòa bình và ổn định cho phát triển. Trước những diễn biến phức tạp hiện nay, đặc biệt là tác động của đại dịch Covid-19, Liên Hợp Quốc cần đề cao các nguyên tắc cơ bản về gìn giữ hòa bình như tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ, phải được sự đồng ý của các bên liên quan, bảo đảm khách quan và không sử dụng vũ lực ngoại trừ mục đích tự vệ và bảo vệ phái bộ. Đại sứ nhấn mạnh sự cần thiết phải bảo đảm nguồn lực cho các phái bộ thực hiện các nhiệm vụ ngày càng phức tạp. Đại sứ cũng đề cao hợp tác ASEAN – Liên Hợp Quốc, vai trò và nỗ lực của ASEAN đóng góp cho hòa bình, an ninh khu vực và thế giới.

Đại sứ Đặng Đình Quý tham dự phiên họp Đại hội đồng Liên Hợp Quốc

Đại sứ Đặng Đình Quý khẳng định cam kết của Việt Nam sẽ tiếp tục đóng góp tích cực, chủ động và có trách nhiệm vào các hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc, đồng thời tăng cường hợp tác với Liên Hợp Quốc và các nước để cùng nhau nâng cao hơn nữa hiệu quả và chất lượng các hoạt động này.

Tiếp đó, Đại sứ Đặng Đình Quý nhấn mạnh tầm quan trọng của tiến trình phi thực dân hóa và tôn trọng quyền tự quyết của dân tộc các nước thuộc địa, phù hợp với Tuyên bố năm 1990 của Liên Hợp Quốc về Trao trả độc lập cho các nước và các dân tộc thuộc địa, Hiến chương Liên Hợp Quốc và các nghị quyết có liên quan. Liên Hợp Quốc có thể đóng vai trò quan trọng bảo đảm hoạt động của các nước quản thác không ảnh hưởng tiêu cực đến lợi ích của người dân các lãnh thổ không tự quản, khuyến khích thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội của các khu vực này và hỗ trợ thực hiện quyền tự quyết dân tộc theo Hiến chương Liên Hợp Quốc và các nghị quyết liên quan.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cần chiến lược phát triển bóng đá trẻ Việt Nam

Dừng bước ở tứ kết trước U23 Iraq với tỷ số sít sao 0-1, U23 Việt Nam phần nào cho thấy những nỗ lực lớn, hoàn thành được mục tiêu tối thiểu trong tình thế khó khăn của bóng đá nước nhà. Các cầu thủ trẻ có tiềm năng phát triển nếu được trọng dụng và tạo điều kiện cọ xát.

Cần chiến lược phát triển bóng đá trẻ Việt Nam
Học giả Argentina ca ngợi chiến thắng 30/4/1975 của Việt Nam

Ngày 30/4/1975, ngày Việt Nam hoàn toàn thống nhất là một sự kiện vô cùng trọng đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam và lịch sử thế giới, điều phối viên Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Viện Quan hệ quốc tế Đại học quốc gia La Plata, Argentina, ông Ezequiel Ramoneda khẳng định.

Học giả Argentina ca ngợi chiến thắng 30 4 1975 của Việt Nam
Sức mạnh chiến tranh nhân dân Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Cách đây 70 năm, dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, kết thúc vẻ vang cuộc kháng chiến trường kỳ chín năm chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ.

Sức mạnh chiến tranh nhân dân Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ
Đón dòng vốn FDI dịch chuyển sang Việt Nam

Năm 2024 được dự báo là điểm khởi đầu của làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lần thứ tư vào Việt Nam. Nhiều địa phương đã chủ động chuẩn bị tốt các điều kiện cần thiết để sẵn sàng đón dòng vốn ngoại, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Đón dòng vốn FDI dịch chuyển sang Việt Nam
Return to top