Thế giới

WHO: Sự gia tăng số ca mắc COVID-19 mới chỉ là “phần nổi của tảng băng chìm”

ClockThứ Năm, 17/03/2022 14:10
TTH.VN - Các số liệu cho thấy sự gia tăng các trường hợp nhiễm mới COVID-19 có thể là điềm báo cho một vấn đề lớn hơn nhiều khi một số quốc gia báo cáo tỷ lệ xét nghiệm giảm, WHO đưa ra cảnh báo ngày 16/3, từ đó kêu gọi các nước cần tiếp tục cảnh giác chống lại virus SARS-CoV-2.

WHO cảnh báo đại dịch COVID-19 “còn lâu mới kết thúc”WHO khuyến nghị về việc sử dụng thuốc Molnupiravir chống COVID-19WHO: Số lượng ca nhiễm COVID-19 trên toàn cầu đang giảmWHO: Mối đe dọa Omicron tại Đông Âu vẫn ở mức cao

Châu Á tiếp tục là "điểm nóng" dịch COVID-19. Ảnh: Jakarta Post/Dangcongsan

Sau hơn một tháng sụt giảm, số ca mắc COVID-19 bắt đầu gia tăng lại trên khắp thế giới vào tuần trước, WHO cho biết. Tình hình đặc biệt đáng chú ý tại một số vùng ở châu Á, khiến một số nơi, như tỉnh Cát Lâm (Trung Quốc), phải phong toả để kiềm chế sự bùng phát của dịch bệnh.

Theo WHO, đợt gia tăng này là sự kết hợp của nhiều yếu tố, bao gồm biến thể Omicron có khả năng lây truyền cao và chủng phụ BA.2 đang chiếm ưu thế ở nhiều nơi, cùng với việc nới lỏng hoặc dỡ bỏ các biện pháp giãn cách xã hội, sức khỏe cộng đồng.

Người đứng đầu WHO, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, cho biết: “Sự gia tăng số ca nhiễm mới đang diễn ra mặc dù việc xét nghiệm ở một số quốc gia đã giảm bớt, điều này có nghĩa là những trường hợp chúng ta đang thấy chỉ là phần nổi của tảng băng chìm”.

Các quan chức của WHO cũng cho rằng tỷ lệ tiêm chủng thấp ở một số quốc gia cũng là nguyên nhân cho sự gia tăng này.

Số ca nhiễm mới đã tăng 8% trên toàn cầu so với tuần trước đó, với 11 triệu ca mắc mới và hơn 43.000 ca tử vong mới được báo cáo trong tuần từ 7/3 – 13/3. Đây là lần tăng đầu tiên kể từ cuối tháng 1/2022.

Nơi ghi nhận sự gia tăng mạnh nhất là ở khu vực Tây Thái Bình Dương, bao gồm Hàn Quốc và Trung Quốc, nơi số ca mắc mới COVID-19 tăng 25% và số ca tử vong tăng 27%.

Châu Phi cũng chứng kiến ​​số ca nhiễm mới tăng 12% và số ca tử vong tăng 14%, và châu Âu tăng 2% về số ca mắc nhưng không có sự gia tăng về số ca tử vong. Các khu vực khác báo cáo số ca mắc giảm, bao gồm cả khu vực phía đông Địa Trung Hải, mặc dù khu vực này chứng kiến ​​mức tăng 38% số ca tử vong liên quan đến đợt gia tăng đột biến trước đó.

Một số chuyên gia bày tỏ lo ngại rằng châu Âu sẽ phải đối mặt với một làn sóng COVID-19 khác, khi hàng loạt các quốc gia như Áo, Đức, Thụy Sĩ, Hà Lan và Vương quốc Anh đang chứng kiến sự gia tăng số ca nhiễm mới kể từ đầu tháng 3. 

Phát biểu tại cuộc họp báo, Tiến sĩ Maria Van Kerkhove - chuyên gia của WHO, cho biết dòng phụ BA.2 của biến thể Omicron dường như là biến thể dễ lây truyền nhất từ trước đến nay. Tuy nhiên, không có dấu hiệu nào cho thấy BA.2 gây bệnh nặng hơn và cũng không có bằng chứng cho thấy có bất kỳ biến thể mới nào khác đang thúc đẩy sự gia tăng số ca nhiễm COVID-19.

Theo nhận định của WHO, bức tranh dịch bệnh ở châu Âu không phải là phổ quát. Ví dụ, Đan Mạch đã chứng kiến ​​một đỉnh dịch ngắn vào nửa đầu tháng 2, do BA.2, nhưng đã nhanh chóng giảm xuống.

Dù vậy, các chuyên gia đã bắt đầu cảnh báo rằng Mỹ có thể sẽ sớm chứng kiến ​​một làn sóng tương tự như ở châu Âu, có khả năng do chủng phụ BA.2, cộng với việc dỡ bỏ các hạn chế và khả năng miễn dịch từ vaccine được tiêm vài tháng trước giảm dần theo thời gian.

Antonella Viola, giáo sư miễn dịch học tại Đại học Padua của Italy cho biết: “Tôi đồng ý với việc nới lỏng các hạn chế, bởi vì chúng ta không thể coi đây là tình trạng khẩn cấp khi đã 2 năm trôi qua. Tuy nhiên, chúng ta cần tránh suy nghĩ rằng COVID-19 không còn hiện diện nữa. Và do đó, duy trì các biện pháp nghiêm ngặt cần thiết, về cơ bản là theo dõi liên tục số ca nhiễm, và duy trì việc đeo khẩu trang ở những không gian kín hoặc nơi đông người là rất cần thiết”.

Bảo Nghi (Lược dịch từ Reuters)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu lần đầu tiên được tổ chức

Từ ngày 26 - 29/11, các đoàn đại biểu từ hơn 110 quốc gia đang tập trung ở Thủ đô Bangkok, Thái Lan để đưa ra các lộ trình quốc gia và đàm phán một tuyên bố chung về sức khỏe răng miệng tại Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu đầu tiên, do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tổ chức.

Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu lần đầu tiên được tổ chức
COP29: WHO yêu cầu đưa vấn đề sức khỏe vào các cuộc đàm phán về khí hậu

Ngay trước thềm Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29), Tổ chức Y tế thế giới (WHO) lên tiếng kêu gọi chấm dứt sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, đồng thời ủng hộ sự thích ứng và phục hồi lấy con người làm trung tâm.

COP29 

WHO yêu cầu đưa vấn đề sức khỏe vào các cuộc đàm phán về khí hậu
Return to top