Thể thao

Môn bơi về nhì, giảm huy chương nhưng có niềm hy vọng mới

ClockThứ Bảy, 13/05/2023 10:56
TTH.VN - Bơi lội Việt Nam không thể tái lập kỳ tích đoạt 11 huy chương vàng như ở SEA Games 31. Với 7 HCV, Việt Nam xếp thứ hai tại SEA Games 32, sau đội bơi Singapore.

Lịch thi đấu SEA Games 32 ngày 13/5: Chờ "ngày vàng" của môn LặnLại thêm Kun Khmer vượt chỉ tiêu huy chương vàngVovinam, môn võ quốc hồn Việt Nam khẳng định vị thế

leftcenterrightdel
 Môn bơi giảm huy chương nhưng đã có niềm hy vọng mới

Trần Hưng Nguyên “mở hàng” HCV môn bơi cho đoàn Việt Nam khi cán đích đầu tiên ở nội dung sở trường 200m hỗn hợp cá nhân nam với thành tích 2 phút 1 giây 28, hơn người về nhì Thái Lan gần 1 giây. Nội dung 400m cá nhân hỗn hợp đã chứng kiến cuộc đua tay đôi giữa Trần Hưng Nguyên và Nguyễn Quang Thuấn. Kình ngư 20 tuổi quê Quảng Bình đã vượt qua Quang Thuấn để bảo vệ thành công HCV 400m cá nhân hỗn hợp. Đáng tiếc, kình ngư Trần Hưng Nguyên đã không thể bảo vệ thành công tấm HCV SEA Games nội dung 200m bơi ngửa, khi để thua VĐV Thái Lan Kanteemool Tonnam.

VĐV Phạm Thanh Bảo đóng góp 2 kỷ lục. Ở nội dung 100m bơi ếch, "Hoàng tử ếch" Thanh Bảo giành HCV nội dung 100m bơi ếch với thành tích 1 phút 01 giây 17, đồng thời phá kỷ lục SEA Games. Kình ngư Phạm Thanh Bảo tiếp tục về nhất nội dung 200m bơi ếch với thời gian 2 phút 11 giây 45. Thành tích này không chỉ giúp Thanh Bảo lần đầu tiên giành HCV sau hai lần về nhì ở nội dung này mà còn thiết lập kỷ lục mới tại SEA Games. Kỷ lục trước đó ở nội dung 200m bơi ếch thuộc về vận động viên người Singapore Maximillian Ang Wei (2 phút 11 giây 93).

Nguyễn Huy Hoàng khởi đầu bằng nội dung 400m tự do sở trường mà anh thống trị ở 2 SEA Games gần nhất. Kình ngư sinh năm 2000 bị Khiew Hoe Yean (Malaysia) và Glen Lim Jun Wei (Singapore) bám sát. Tuy nhiên, Huy Hoàng vẫn chứng minh đẳng cấp khi cán đích đầu tiên với thời gian 3 phút 49 giây 50, kém kỷ lục do chính anh nắm giữ 1 giây 44.  Huy Hoàng tiếp tục giành thêm  1 HCV cá nhân nội dung 1.500m tự do nam. Ở nội dung này, kình ngư người Quảng Bình với kinh nghiệm và bản lĩnh thi đấu đã liên tục bứt phá bỏ xa các đối thủ còn lại và về đích với thời gian 15 phút 11 giây 24.

Nội dung chung kết bơi tiếp sức 4x200m tự do nam tại SEA Games 32 diễn ra vô cùng kịch tính và hấp dẫn với chiến thắng ngoạn mục của đội bơi Việt Nam. Nguyễn Hữu Kim Sơn xuất phát đầu tiên. Trước các đối thủ của Singapore, Thái Lan và Malaysia, Kim Sơn nỗ lực bám đuổi, duy trì vị trí trong top 4. Huy Hoàng xuất phát thứ 2, tiếp đến Quý Phước. Các VĐV kình ngư của Việt Nam dần dần thu hẹp khoảng cách để rồi duy trì trong top 3. Trần Hưng Nguyên là người mạnh nhất, được xếp bơi cuối cùng. Trong 50m cuối, Hưng Nguyên tung cú nước rút ngoạn mục để vượt qua VĐV của Singapore, cán đích đầu tiên với thời gian 7 phút 18 giây 51. 

Ngôi sao số 1 Huy Hoàng chỉ giành 2 HCV cá nhân ở SEA Games 32, giảm một nửa so với SEA Games trước. Số huy chương giảm sút do anh mất một nội dung sở trường và một nội dung khác (200m bướm) bị xếp liền kề với nội dung 400m tự do. Huy Hoàng không thể tạo kỳ tích như Nguyễn Thị Oanh. Anh cán đích thứ tư với 2 phút 1 giây 28, kém kỳ trước 2 giây 47. Nếu bơi được như kỳ trước tức tái lập kỷ lục quốc gia, Huy Hoàng đã giành HCV. Việc tuột HCV ở nội dung này khiến Việt Nam không thể hoàn thành chỉ tiêu giành tối thiểu 8 HCV SEA Games 32.

Đội bơi Singapore tiếp tục thống trị SEA Games 32 với thành tích nhất toàn đoàn khi giành 22 HCV và 6/11 kỷ lục SEA Games. Đáng chú ý, Jonathan Tan phá kỷ lục bơi 50m tự do ngay vòng loại với 21 giây 91 (kỷ lục cũ do Teong Tzen Wei lập năm ngoái là 21 giây 93). Thành tích này giúp Tan trở thành VĐV duy nhất môn bơi SEA Games 32 đạt chuẩn dự Olympic Paris 2024. Việt Nam xếp thứ hai với 7 HCV, do công của Trần Hưng Nguyên, Nguyễn Huy Hoàng, Phạm Thanh Bảo (mỗi người 2 HCV cá nhân), cùng 1 HCV tiếp sức 4x200m tự do (Hưng Nguyên, Kim Sơn, Huy Hoàng, Quý Phước).

Bơi lội Việt Nam tại SEA Games 32 giảm huy chương nhưng không quá buồn. Điều khiến người ta ấn tượng hơn cả có lẽ là việc giành HCĐ nội dung bơi tự do 100m nữ, Nguyễn Thuý Hiền trở thành VĐV trẻ nhất giành huy chương cho bơi lội Việt Nam ngay lần đầu dự SEA Games, khi mới 14 tuổi. Thành tích 56,42 giây của Nguyễn Thúy Hiền chỉ kém hơn Quah Ting Wen (55,83 giây) của Singapore và Jasmine Alkhaldi (56,12 giây) của Philippines. Đây là hai tượng đài bơi lội của khu vực, đã cạnh tranh với nhau hơn một thập niên qua. Hiện tại, do đều đã chạm ngưỡng 30 tuổi nên đây hoàn toàn có thể là kỳ SEA Games cuối cùng của cả hai. Hai năm nữa, Thúy Hiền có thể mơ đến chuyện giành vàng ở SEA Games. 

Bá Trí
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khác biệt

Sau trải nghiệm không thực sự ấn tượng cùng đội tuyển U22 tại SEA Games 32, ngày 15/6, ông Philippe sẽ có trận ra mắt cùng đội tuyển Quốc gia trên sân Lạch Tray (Hải Phòng) trong trận đấu gặp tuyển Hồng Kông (Trung Quốc) và sau đó, đúng 5 ngày là trận đấu gặp đội tuyển Syria ngày 20/6 tại sân Thiên Trường (Nam Định).

Khác biệt
Săn tìm tài năng

Tấm huy chương đồng tại SEA Games 32 được xem là một khởi đầu không vui của HLV Philippe Troussier. Và, có thể thấy rõ khát khao đổi thay để nhanh chóng có được thành công của ông thầy người Pháp trong danh sách triệu tập đội tuyển Quốc gia và U23 Quốc gia do chính ông tuyển lựa vừa được công bố mới đây.

Săn tìm tài năng
Tuyển thủ U22 & nỗi lo “mài đũng quần”

Trong 20 cầu thủ U22 Việt Nam tham dự SEA Games 32, có 15 cái tên đang chơi ở bóng V.League 1, còn lại là V. League 2. Trước SEA Games 32, nhiều đội bóng có ưu ái với các cầu thủ U22, nhưng khi giải đấu khép lại với kết quả không như mong đợi, học trò của ông Philippe Troussier trở lại với thực tế phũ phàng: Khó cạnh tranh vị trí ở CLB chủ quản.

Tuyển thủ U22  nỗi lo “mài đũng quần”
Vật Huế lại có “vàng”

Các đô vật Việt Nam lại thắng to tại SEA Games 32. Góp công vào thành tích của môn vật có công lao của chị em Nguyễn Thị Mỹ Hạnh và Nguyễn Thị Mỹ Trang, đến từ Quảng Điền khi cùng bảo vệ thành công chức vô địch đã giành được tại SEA Games 31.

Vật Huế lại có “vàng”
Return to top