Thế giới Thế giới
Thủ tướng Anh lựa chọn tiếp tục "ở lại" Liên minh châu Âu
Ngày 2/2, Thủ tướng Anh David Cameron đã khai màn cuộc vận động nhằm giữ nước Anh ở lại Liên minh châu Âu (EU) sau khi Chủ tịch Hội đồng châu Âu (EC) Donald Tusk công bố kế hoạch dự thảo các điều khoản thành viên mới dành cho Xứ sở sương mù.
![]() |
Thủ tướng Anh David Cameron (trái) và Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Jean-Claude Juncker. (Ảnh: AFP/TTXVN) |
Phát biểu tại thị trấn Chippenham thuộc hạt Wiltshire ở Tây Nam England, Thủ tướng Cameron bày tỏ hài lòng với những đề xuất của EU và nhấn mạnh rằng nước Anh có thể có được "những điều tốt đẹp nhất ở cả hai thế giới" nếu như lựa chọn ở lại trong một EU đã cải cách.
Thủ tướng Anh còn nói rằng các quan chức nội các muốn Anh rời khỏi EU sẽ phải đợi đến sau Hội nghị thượng đỉnh EU diễn ra ngày 18-19/2 mới được bắt đầu chiến dịch vận động của họ.
Như vậy, ông Cameron đã chính thức đứng về phía lựa chọn "ở lại" và có nhiều hơn hai tuần để thuyết phục cử tri Anh so với phe muốn "ra đi."
Trong một dấu hiệu cho thấy sự ủng hộ đối với Thủ tướng Cameron, Bộ trưởng Nội vụ Anh Theresa May cùng ngày đánh giá các đề xuất mà Chủ tịch EC vừa đưa ra là "cơ sở cho một thỏa thuận."
Theo bà May, các quy định cho phép đi lại tự do trong EU đã bị lạm dụng quá lâu và luật EU đã ngăn cản Anh trục xuất các tội phạm nước ngoài nguy hiểm.
Chính vì vậy, việc Ủy ban châu Âu nhất trí với Anh rằng cần có hành động đối với hai vấn đề trên là dấu hiệu đáng khuyến khích.
Điều này cũng đồng nghĩa với việc các cuộc thương lượng có đạt được tiến bộ trước thềm hội nghị thượng đỉnh EU tháng Hai và có cơ sở cho một thỏa thuận dù còn nhiều việc phải làm.
Giới quan sát nhận định tuyên bố của Bộ trưởng Nội vụ May cho thấy cuộc vận động ở lại EU của Thủ tướng Cameron giờ đây có được sự ủng hộ của hầu hết các nhân vật quan trọng trong nội các, trong đó có cả Bộ trưởng Tư pháp Michael Gove, Bộ trưởng Tài chính George Osborne, Ngoại trưởng Philip Hammond và Thị trưởng London Boris Johnson./.
Theo Vietnam+
- Ấn Độ cấm xuất khẩu lúa mì đẩy nguy cơ lạm phát lương thực toàn cầu tăng cao (16/05)
- Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Lào (16/05)
- Chuyên gia: Gần 50% dân số New Zealand được cho là đã mắc COVID-19 (16/05)
- ASEAN nỗ lực công nhận chứng chỉ tiêm chủng vaccine COVID-19 lẫn nhau (16/05)
- Việt Nam dự hội nghị toàn cầu về xóa bỏ lao động trẻ em tại Nam Phi (16/05)
- [Infographics] Những đóng góp tích cực của Việt Nam tại Liên Hiệp quốc (16/05)
- Hơn 45 quốc gia sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Hàng không Changi (15/05)
- Mỹ coi trọng quan hệ đối tác với Đông Nam Á (15/05)
-
Việt Nam dự hội nghị toàn cầu về xóa bỏ lao động trẻ em tại Nam Phi
- [Infographics] Những đóng góp tích cực của Việt Nam tại Liên Hiệp quốc
- ASEAN nỗ lực công nhận chứng chỉ tiêm chủng vaccine COVID-19 lẫn nhau
- Mỹ coi trọng quan hệ đối tác với Đông Nam Á
- Hơn 45 quốc gia sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Hàng không Changi
- Thế giới đang tiến "gần hơn" đến ngưỡng tăng nhiệt độ 1,5 độ C
- IATA kỳ vọng ngành hàng không sẽ phục hồi vào năm 2023
- Nhiều biến thể phụ của Omicron có đồng nghĩa virus đang ngày càng đột biến?
- Nhật Bản sẽ mở rộng các vườn quốc gia để bảo tồn đa dạng sinh học
- Thái Lan là điểm đến du lịch hấp dẫn thứ 4 thế giới hậu COVID-19
-
Nhiều kỳ vọng & cam kết
- Châu Âu sau dịch và quy tắc nhập cảnh đối với du khách quốc tế
- Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Đại diện Thương mại Hoa Kỳ
- Nhiều biến thể phụ của Omicron có đồng nghĩa virus đang ngày càng đột biến?
- WHO: Số ca nhiễm COVID-19 toàn cầu đã giảm 12% trong tuần qua
- Thái Lan: Du lịch khởi sắc, nhưng sự phục hồi kinh tế vẫn bị đe doạ bởi lạm phát
- Hoàn tất công tác chuẩn bị cho Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN-Mỹ
- Nhật Bản có kế hoạch nâng giới hạn nhập cảnh lên 20.000 người/ngày
- Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Chủ tịch thường trực Thượng viện Hoa Kỳ
- ASEAN vẫn là đối tác thương mại số 1 của Trung Quốc