Thế giới

Thủ tướng Đức Angela Merkel: “Covid-19 dịch chuyển sức mạnh kinh tế sang châu Á”

ClockThứ Tư, 02/12/2020 10:25
Nhận định trên được Thủ tướng Đức Angela Merkel đưa ra trong một hội nghị về kinh tế số tại thủ đô Berlin trong ngày 1/12. Theo bà Merkel, đại dịch Covid-19 đang kéo kinh tế Đức cũng như kinh tế châu Âu lại và tạo lực đẩy cho các nền kinh tế châu Á chiếm lợi thế ngày càng rõ hơn. Thủ tướng Đức đánh giá, điều này xuất phát từ việc các nước châu Á có ý thức kỷ luật tốt hơn và kiểm soát dịch tốt hơn so với châu Âu.

Vaccine Covid-19 của Moderna đạt hiệu quả 100% trong ngăn các ca bệnh chuyển nặngIndonesia: Hàng nghìn người dân phải sơ tán khi núi lửa phun tràoDịch bệnh COVID-19 ngày 1/12: Thế giới có hơn 63,5 triệu ca mắcĐưa gần 100 công dân Việt Nam tại Indonesia về nướcTham vấn Chính trị cấp Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam-Lào lần thứ 7

Thủ tướng Đức Angela Merkel (Ảnh: AP)

Bà Angela Merkel cho biết: “Đại dịch đang kéo châu Âu lùi lại và chúng ta sẽ thấy rõ châu Âu đứng ở vị trí nào, Trung Quốc ở vị trí nào và Hàn Quốc đứng ở đâu, khi các nước này đeo khẩu trang thường xuyên hơn châu Âu và cũng không có nhiều cuộc biểu tình chống phong tỏa như châu Âu. Các nước này hiện đã lấy lại đà phục hồi kinh tế. Do đó, châu Âu cần phải tự hỏi mình sẽ ra sao sau đại dịch này. Rõ ràng là sẽ có sự sắp xếp lại quyền lực của các khu vực trên thế giới”.

Nhận định của bà Angela Merkel được đưa ra trong bối cảnh từ hơn 1 tháng qua, châu Âu đang quay trở lại làm tâm điểm của đại dịch Covid-19, với việc làn sóng thứ hai khiến hầu hết các nước châu Âu hứng chịu hậu quả nặng nề, buộc phải tái phong tỏa.

Ngay như nước Đức, vốn được đánh giá rất cao trong giai đoạn đầu đại dịch, hiện cũng đang gặp nhiều khó khăn trong việc ngăn chặn làn sóng dịch Covid-19 thứ hai. Trong ngày 1/12, nước Đức vẫn có trên 13.000 ca nhiễm mới và gần 400 người thiệt mạng vì Covid-19, buộc chính quyền Đức kéo dài các biện pháp bán phong tỏa hiện nay đến ít nhất là 20/1.

Trước đó, bà Angela Merkel cảnh báo châu Âu có thể đối mặt với làn sóng dịch thứ ba vào đầu năm sau, khi các nước tạm gỡ bỏ các biện pháp hạn chế trong dịp lễ cuối năm. Ngoài ra, Đức cùng một số nước châu Âu còn phải đối mặt với các cuộc biểu tình chống phong tỏa ngày càng lớn và bạo lực hơn trong những tuần qua.

Trong khi đó, các nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc, đã kiểm soát tốt dịch Covid-19 từ nhiều tháng qua và khôi phục sản xuất với tốc độ nhanh hơn dự đoán. Giới phân tích kinh tế cũng nhận định, Trung Quốc sẽ là nền kinh tế lớn duy nhất trên thế giới vẫn giữ được tăng trưởng dương trong năm 2020, trong khi các nền kinh tế lớn tại châu Âu như Đức, Pháp, Anh đều sẽ tăng trưởng âm từ 7-10%.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Châu Á và chìa khóa trí tuệ để hướng đến thịnh vượng cho toàn khu vực

Vào mùa xuân hàng năm, hội nghị thường niên của Diễn đàn châu Á Bác Ngao (BFA) được tổ chức tại tỉnh đảo Hải Nam của Trung Quốc. Năm nay, chủ đề của diễn đàn là “châu Á và thế giới: Những thách thức chung, trách nhiệm chung”. Các chuyên gia nhận định đây là một chủ đề rất phù hợp với thời cuộc.

Châu Á và chìa khóa trí tuệ để hướng đến thịnh vượng cho toàn khu vực
Mumbai trở thành thủ đô tỷ phú của châu Á

Trung tâm tài chính Mumbai của Ấn Độ vừa lần đầu tiên vượt qua Bắc Kinh của Trung Quốc để trở thành thủ đô tỷ phú của khu vực châu Á, theo danh sách người giàu toàn cầu do Viện nghiên cứu Hurun có trụ sở tại Thượng Hải (Trung Quốc) công bố.

Mumbai trở thành thủ đô tỷ phú của châu Á
Giao dịch cổ phần tư nhân ở châu Á trong quý I/2024 giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2015

Dữ liệu cho thấy các hoạt động mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (M&A) được hỗ trợ bằng vốn cổ phần tư nhân (PE) ở châu Á dự kiến sẽ có giai đoạn đầu năm tồi tệ nhất trong gần một thập kỷ, do hoạt động giao dịch ở Trung Quốc tạm lắng và những bất ổn kinh tế, địa chính trị lan rộng hơn đã tác động đến tâm lý thị trường.

Giao dịch cổ phần tư nhân ở châu Á trong quý I 2024 giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2015
Return to top