Nhớ sách

Nhớ sách

(TTH) - Buổi sáng thức dậy. Trên mặt bàn cạnh cửa sổ, gió lật những trang sách. Không biết cho ai sẽ đọc, nhưng những trang sách cứ mở ra, chờ đợi. Không dưng, chợt nhớ lại cái logo vẽ hình một quyển sách đang mở ra, trên những bìa sách đầu tiên, thuở còn học cấp II. Nhiều năm sau mới biết, người lo việc ấn loát - phát hành những quyển sách ấy, là ÔNG KHAI TRÍ. Từ một người vào nghề sách ở mức khiêm tốn nhất, qua tháng năm, ông trở thành người làm sách thành công. Và nhất là, người làm sách cao quí: đem tri thức nhân loại đến cho nhân quần. Cái tên ÔNG KHAI TRÍ được viết hoa, chính là một… sự thực: đó là sự đánh giá đúng mức của rất nhiều người tại miền Nam, 60 năm trước. Khai trí, nói gọn và nôm na, là “mở đầu óc” cho đồng bào. (Hơn 100 năm trước, Phan Châu Trinh đã khởi xướng tư tưởng này. Và, tư tưởng ấy, giờ đây, đã được đánh giá đúng mức chưa?).
Nghề câu cá trên phá Tam Giang

(TTH) - Ở xã Vinh Hiền, huyện Phú Lộc, câu cá không chỉ là thú vui mà còn là cái nghiệp mưu sinh của gần 100 hộ gia đình.

Nghề câu cá trên phá Tam Giang
Gặp Bọ Lập

(TTH) - Máy bay vừa dừng, bật điện thoại đã thấy mấy tin nhắn đổ tới, trong đó hấp dẫn nhất là tin nhắn từ “BO LAP”: mở máy thì gọi ngay nhé, tôi đang chờ. Tôi gọi ngay, tất nhiên. Đầu kia tiếng bọ trọ trẹ: Ông ra tắc xi rồi đưa máy cho tài xế tôi nói địa chỉ. Nhậu luôn rồi hẵng về. Ra tắc xi, tôi gọi rồi đưa máy cho tài xế, thấy y hỏi đi hỏi lại rồi ờ ờ, máy quay lại tôi, vừa nghe vừa dịch: đến bờ kè, quán Bà Sáu. OK, vẫn nghe nói bọ với mấy chiến hữu hay ngồi bờ kè kênh Nhiêu Lộc, nhưng cái tiếng Quảng Bình thêm di chứng chấn thương sọ não khiến nghe hơi khó. Xe vòng mấy lần mà vẫn không thấy quán Bà Sáu nào hết, dù cả tôi và tài xế căng mắt nhìn lên các dãy đèn quảng cáo xanh đỏ nhấp nháy đến rối mắt. Mãi đến khi nhìn... ngang thì trời ạ, mấy tên đang ngồi ngay ở vỉa hè căn nhà có số... 36.

Gặp Bọ Lập
Cõi thơ Hải Kỳ

(TTH) - LTS: Ở tuổi 63, nhà thơ Hải Kỳ (Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam) vừa qua đời ngày 23/7 tại T.P Đồng Hới, Quảng Bình bởi căn bệnh ung thư hiểm nghèo, để lại cho đời 5 tập thơ (Ngọn gió đi tìm, Đồng vọng, Nằm ngắm sao trời, Đối thoại lục bát, Giấc mơ) với những vần lục bát tinh luyện và những bài thơ thế sự ngậm ngùi...

Cõi thơ Hải Kỳ
Gặp lại người có con tem “triệu đô”

(TTH) - Dịp Giáng sinh năm 2008, tôi bất ngờ được ngắm con tem in hình nữ hoàng Victoria màu cam giá 1 penny. Nhìn con tem bé xíu trước mặt, tôi như không tin được mắt mình. Bởi vì, nếu “chính hiệu con nai vàng” thì một con tem y chang nó đã từng được bán với giá cả… triệu USD vào năm 1993! Báo chí cũng đã dẫn lời của nhà sưu tập tem Nguyễn Hoàng Tùng (Hà Nội) nói rằng, con tem in hình nữ hoàng Victoria giá 1 penny thuộc thế hệ những con tem đầu tiên của thế giới và từ lâu đã lên ngôi “hoàng đế trong vương quốc các loài tem” … Vậy mà không ngờ, trong một ngôi nhà đơn sơ nép mình ngay dưới chân núi Ngự xứ Huế, có một “hoàng đế” tem như thế đang ngự trị mà không ai hề hay biết.

Gặp lại người có con tem “triệu đô”
Tiếc cho hồ Tịnh

(TTH) - Mới đây, Điểm hẹn Văn hóa (VTV1) vừa phát bản tin về đặc sản sen Hồ Tây (Hà Nội). Đơn giản chỉ là những hồ sen, không tên không tuổi nhưng chủ nhân đã biết đầu tư, khai thác thành một điểm tham quan du lịch. Cũng chỉ đơn giản là dịch vụ chèo thuyền hái sen, bán hoa sen, thưởng trà ướp sen nhưng du khách không thiếu. Có người còn đặt mua hàng tá hoa sen, gửi máy bay đưa vào Nam...

Tiếc cho hồ Tịnh
Cung nữ cuối cùng của triều Nguyễn

(TTH) - Trải qua hơn nửa thế kỷ, những cung nữ từng hầu hạ trong hoàng cung dần khuất núi. Nhân chứng cuối cùng về cuộc sống nơi cung cấm của cung nữ là bà Trần Thị Vui, hiện sống ở đường Chi Lăng, TP Huế.  

Cung nữ cuối cùng của triều Nguyễn
Xã hội tôn vinh, trách nhiệm càng nặng nề

(TTH) - Báo giới chúng ta lại bước vào kỷ niệm 86 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam – ngày Bác Hồ xuất bản báo Thanh Niên, tờ báo cách mạng đầu tiên ở nước ta. Ngày 21/6 không chỉ là ngày hội của những người làm báo mà còn là ngày các nhà báo được xã hội tôn vinh. Sự tôn vinh của xã hội đối với báo chí, nhà báo nhắc nhở chúng ta – những người làm báo cần đề cao trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân của người làm báo đối với sự nghiệp phát triển bền vững của đất nước, sự giàu mạnh, độc lập của dân tộc.

Xã hội tôn vinh, trách nhiệm càng nặng nề
Làng nghèo... nhưng lòng không nghèo

(TTH) - Ít ai biết rằng, một làng nghèo ven biển Lộc Vĩnh (Phú Lộc) có hàng trăm người đã đăng ký hiến tặng giác mạc. Họ như những tấm gương đáng trân trọng giữa cuộc đời…

Làng nghèo  nhưng lòng không nghèo
Chiếc nón bài thơ Huế - nét duyên dáng của người con gái

(TTH) - Đối với người phụ nữ Huế, chiếc nón bài thơ luôn là một người bạn đồng hành. Trong cuộc sống thường nhật, nón đối với người phụ nữ Huế rất thân thiết. Chiếc nón không chỉ che mưa che nắng, mà còn thực hiện chức năng làm đẹp, góp phần làm tăng thêm nét duyên dáng phụ nữ Huế, như Nhà thơ Bích Lan từng miêu tả chiếc nón bài thơ Huế rằng:

Chiếc nón bài thơ Huế - nét duyên dáng của người con gái
Nếu Huế không có Hoàng Phủ Ngọc Tường &Trịnh Công Sơn...

(TTH) - Về Huế, Nguyễn Văn Cao mời nghỉ Festival Hotel, ngã tư Đống Đa - Lý Thường Kiệt. Căn phòng VIP mà tôi chỉ thường trở về vào lúc đêm khuya. Sáng cho đến khuya, ngồi đâu cũng nghe nhạc Trịnh. Nhạc Trịnh như là của riêng Huế. Ai cũng hát được nhạc Trịnh, nhưng băng nhạc dùng nhiều nhất ở Huế là băng Khánh Ly. Trịnh Công Sơn và Khánh Ly như một tiềm thức Huế suốt nửa thế kỷ nay. Và vui hơn với người Huế là sau 10 năm Trịnh xa cõi trần, Huế đã có con đường mang tên người nhạc sĩ của chính mình.

Nếu Huế không có Hoàng Phủ Ngọc Tường Trịnh Công Sơn
Ký ức những ngày bảo vệ giới tuyến

(TTH) - Sinh ra và lớn lên ở Huế, nhưng ông Nguyễn Xuân Liên lại thực hiện sứ mệnh lịch sử, làm nhiệm vụ bảo vệ giới tuyến Hiền Lương suốt 14 năm. Khoảng thời gian ấy để lại trong ông nhiều kỷ niệm khó phai, ông đặt tên 3 đứa con trai lần lượt là Hải (Bến Hải), Tùng (Cửa Tùng) và Hiền (Hiền Lương)...

Ký ức những ngày bảo vệ giới tuyến
Trước cái chết

(TTH) - Buổi sáng se se. Không nghe tiếng hót, anh mở tấm vải che chiếc lồng tre và thấy cái xác chim đã rũ tự lúc nào, trong đêm qua. Không hiểu sao, trang sách cũ tự dưng trở về: “Người thì sẽ chết. Aristote là người. Aristote sẽ chết”. Chút kiến thức về môn luận lý thời trung học chỉ còn lưu lại trong trí não chừng ấy. Mà không chỉ có luận lý học: vạn hữu rồi cũng đứng trước điều ấy. Vì sao ư? Vì đó là Sự Thật Vĩnh Cửu!

Trước cái chết
Kỳ I: Huế đã mất cổ vật như thế nào?

(TTH) - Gần đây, sau vụ mất cắp một số cổ vật vốn được trưng bày tại lăng Khải Định, dư luận đã rộ lên lời bàn tán về chuyện còn mất của cổ vật xứ Huế, thậm chí có người còn cho rằng, Cố đô sẽ mất sạch cổ vật và du khách sẽ không còn muốn đến đây nữa..

Kỳ I Huế đã mất cổ vật như thế nào
Return to top