ClockThứ Sáu, 07/08/2020 07:05

Thực hiện theo khuyến cáo, bình tĩnh sống!

TTH - Chúng ta trải qua đợt dịch cách đây 99 ngày như thế nào? Bây giờ thực hiện y như vậy, chắc chắn sẽ thắng lợi.

Chống dịch ở chốt chặn Phú LộcLo chống COVID-19, nửa triệu bệnh nhân AIDS châu Phi có thể tử vongGần 70 công dân hết thời gian cách ly trở về với gia đình

Người dân đã chủ động hơn trong phòng chống dịch. Ảnh: NGUYỄN KHOA HUY

Đến hôm nay, tôi vẫn lấy mốc 99 ngày, bởi đó là lúc COVID-19 quay trở lại trên đất Việt. Dù địa phương nào đi nữa thì đó cũng là một phần Tổ quốc. 99 ngày chúng ta vui mừng trong sự cảnh giác. Khi mọi thứ có vẻ sắp trở lại như cũ, dịch một lần nữa ập đến. Đà Nẵng, người hàng xóm kế cận lâm nguy. Số ca nhiễm tăng hằng ngày.

Những lo lắng, hoang mang bắt đầu xuất hiện. Nhiều cuộc tháo chạy khỏi thành phố bằng đường bộ, thậm chí bằng đường biển… Một thành phố nhỏ, khi dịch ập đến sự di cư là điều không tránh khỏi. Thử làm một điều tra xã hội học: Nếu đặt trong hoàn cảnh như vậy, bạn sẽ chọn ở lại thành phố hay bỏ về quê? Bạn chọn ở lại-tôi tin và ủng hộ. Bạn chọn sẽ tìm cách về quê bằng được - tôi cũng tin, ủng hộ và không trách.

Hai phương án, ở lại hoặc ra về, phương án nào cũng được nếu bạn thực hiện đúng chỉ đạo, khuyến cáo của nhà chức trách. Ở lại tâm dịch - phương án này chỉ thực sự hay nếu bạn thực hiện cách ly xã hội; ở nhà, đảm bảo vệ sinh, mang khẩu trang, giữ khoảng cách. Nếu bạn chọn ở lại thành phố, vẫn cứ nhởn nhơ ra đường, ra biển… ngồi chơi thì quả là tai họa. Hôm trước, cơ quan chức năng thành phố Đà Nẵng xem xét xử phạt 7 thanh niên tụ tập tại nhà ăn nhậu khi có lệnh giãn cách xã hội - ở lại với tinh thần tụ tập như thế này, thì thôi, không ai ủng hộ.

Bạn chọn rời khỏi thành phố khi dịch ập đến. Sự lựa chọn này, thực tình nghe có vẻ ích kỷ. Nhưng, nếu bạn rời đi với ý thức cao, đây là một sự lựa chọn hợp lý, nó giảm tải cho thành phố đang quá tải cho việc cách ly, xét nghiệm...

“Thông báo: Gia đình mới đi du lịch Đà Nẵng - Quảng Ngãi về (tự cách ly tại nhà 14 ngày từ 26/7-8/8/2020) xin hàng xóm thông cảm không lại gần. Xin cảm ơn”. Tấm bảng dựng lên trước mặt nhà của một gia đình huyện miền núi A Lưới. Ý thức với cộng đồng, trách nhiệm trong cơn dịch - chỉ cần bạn thực hiện như thế này thì việc ở lại hay rời khỏi thành phố sẽ không là vấn đề. Nhiều người, từ nhiều địa phương khác trở về từ Đà Nẵng mang theo một tâm ý rất tốt. Họ treo ngay trước cổng nhà tấm biển thông báo “vừa từ Đà Nẵng về, vui lòng không lại gần”.

Nếu bạn rời khỏi tâm dịch hãy khai báo, thực hiện cách ly xã hội theo khuyến cáo, điều này sẽ rất tốt, không ai trách cứ cả.

Lực lượng chức năng tuần tra biên giới, ngăn chặn các trường hợp trốn tránh dịch qua đường mòn, lối mở

Thừa Thiên Huế núi liền núi với Đà Nẵng, khi hàng xóm “lâm bệnh”, người ở cạnh không khỏi thương xót và lo lắng.

Khi cơn dịch ập đến, chính quyền tỉnh Thừa Thiên Huế đã chủ trương khởi động lại các hệ thống phòng chống dịch như đợt 1. Các quán karaoke, bar, massage… được yêu cầu đóng cửa vào ngày cuối tháng 7.

Đến 3/8, các quán café, nhà hàng… được yêu cầu thực hiện giãn cách xã hội. Thông tin dịch bắt đầu xuất hiện trở lại, dù Huế chưa có ca nhiễm, một số quán cà phê đã chủ trương đóng cửa khi chưa có lệnh từ chính quyền.

Đầu tuần, tôi đi quanh một vòng thành phố, nhiều quán thực hiện giãn cách, bàn cách bàn hơn 1 mét, quán trở nên thoáng hơn.

Một quán bún ở đường Phạm Hồng Thái, bình thường người đến ăn, ra vào như nêm. Khi có lệnh quán chỉ đặt 6 bàn, cách xa nhau. “Chấp nhận bán chậm hoặc thiệt hại tý còn hơn dính vào dịch”, chủ quán nói.

Huế cạnh bên Đà Nẵng và nằm trên trục Quốc lộ 1 chạy qua, sự uy hiếp của dịch bệnh là điều không thể tránh. Những sự hoang mang, lo lắng lại xuất hiện khi hay tin có những ca nghi nhiễm khi thực hiện test nhanh. Mọi sự chỉ thực sự yên tâm khi có kết quả chính thức từ việc xét nghiệm PCR (Polymerase Chain Reaction).

Như một thói quen, dịch trở lại là đi kèm với việc chính quyền xử phạt những người tung tin đồn thất thiệt. Những lời nhắc nhở, những biên bản xử phạt của người đi trước được đăng tải không làm chùn tay, không khiến những người đi sau suy nghĩ lại về cú gõ bàn phím tung tin đồn thất thiệt lên mạng xã hội.

Dịch dã đang diễn biến rất khôn lường, không như trước. Lần này chúng ta mất dấu F0. Con virus SARS-CoV-2 chưa biết ẩn nấp chốn nào. Khi mất dấu và chúng ta lơ là, coi thường khuyến cáo thì bất kể ai cũng đều có thể là nạn nhân. Chúng ta, những người đang còn mạnh khỏe ngày hôm nay đã trải qua một chiến thắng hết sức ngoạn mục trong đợt chống dịch đầu tiên hồi tháng 3.

99 ngày sau, chúng ta lại bước vào trận chiến mới, gay go hơn. Ca nhiễm tăng từng ngày, dồn dập, hỗn độn hơn. Đã có nhiều người tử vong, ngoài bệnh lý nền có có yếu tố do dịch. Những lúc như thế này, nói không lo lắng thì hơi dối lòng. Nhưng không vì thế mà chúng ta buông xuôi. Hãy thực hiện đúng khuyến cáo, nhớ lại đợt 1 chúng ta trải qua và chiến thắng dịch như thế nào, lần này thực hiện y như vậy “chiến dịch nhất định thắng lợi hoàn toàn”.

Những lúc như thế này, hoang mang, lo lắng sẽ chẳng có ích gì, nó chỉ kéo virus SARS-CoV-2 thêm gần bạn mà thôi. Hãy đọc kỹ, suy xét trước các luồng thông tin. Hãy cẩn trọng và bình tĩnh sống!

Bài: NGUYỄN ĐẮC THÀNH - Ảnh: HỮU PHÚC

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Vì một môi trường sống sạch đẹp

Năm nay, chiến dịch Giờ Trái đất được Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên (WWF) phát động với chủ đề “Giảm dấu chân carbon - hướng tới Net zero” “Reducing carbon footprint towards net zero”.

Vì một môi trường sống sạch đẹp
Phải chi bình tĩnh để giải quyết

Nhiều người dân trên địa bàn tỉnh bàng hoàng khi mới đây, một thanh niên đã ra tay đâm chết một người chỉ vì va chạm liên quan đến giao thông. Sự việc đáng tiếc này sẽ không xảy ra, nếu như mọi người biết kiềm chế, bình tĩnh trong giải quyết mâu thuẫn; chớ liều lĩnh, manh động.

Phải chi bình tĩnh để giải quyết
Return to top