ClockThứ Sáu, 08/05/2015 13:02

Tích cực đón cơ hội

TTH - Ngày 5/5, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam- Hàn Quốc (VKFTA) đã được đại diện chính phủ hai nước ký kết chính thức. Đây là hiệp định thương mại tự do đầu tiên trong số các Hiệp định FTA song phương giữa Việt Nam với các đối tác kinh tế đã cơ bản hoàn tất đàm phán năm 2014 được chính thức ký kết. Với nội dung được thỏa thuận, Hiệp định sẽ mang lại những tác động tích cực nhiều mặt đối với Việt Nam. Vấn đề đặt ra là, chúng ta cần tích cực vào cuộc để phát huy những lợi thế và hạn chế những tác động tiêu cực của hiệp định mang lại.

Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, việc ký kết Hiệp định VKFTA sẽ giúp Việt Nam hoàn thiện hơn nữa môi trường kinh doanh. Hàng xuất khẩu của Việt Nam sẽ được hưởng nhiều cơ hội thị trường mới nhờ các cam kết mở cửa thị trường mạnh mẽ của phía Hàn Quốc. Ngược lại, những hàng hóa mà Việt Nam đang có nhu cầu nhập khẩu, phục vụ cho ngành công nghiệp điện tử, công nghiệp chế tạo và cung cấp nguyên vật liệu cho lĩnh vực dệt may, da giày, những mặt hàng mà Hàn Quốc có thế mạnh cũng sẽ gia tăng được khối lượng xuất khẩu vào Việt Nam, qua đó góp phần thúc đẩy công nghiệp chế biến, công nghiệp sử dụng nhiều lao động như dệt may, da giày của Việt Nam phát triển. Đồng thời, môi trường pháp lý minh bạch, thông thoáng sẽ góp phần khuyến khích đầu tư từ Hàn Quốc vào Việt Nam, kèm theo công nghệ cao, trình độ quản lý tiên tiến và cơ hội tiếp cận các thị trường thứ ba.

Với Thừa Thiên Huế, kim ngạch xuất khẩu năm 2014 đạt 622 triệu USD; riêng sản phẩm dệt may chiếm 77,5% (482 triệu USD), sản phẩm bằng gỗ chiếm 12,6% (78,5 triệu USD), thủy sản chiếm 4,4% (27,3 triệu USD). Thực tế thời gian qua, từ chỗ chỉ có doanh nghiệp trong nước, nay nhiều doanh nghiệp nước ngoài đã tham gia đầu tư vào các lĩnh vực trên như Scavi, HBI (dệt may), Công ty cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam (nuôi trồng, chế biến thuỷ sản)... Điều này cho thấy, khi hiệp định thương mại tự do được ký kết sẽ đem lại cơ hội rất lớn cho các ngành sản xuất công nghiệp chủ lực của tỉnh.

Cũng trong ngày 5/5, một hoạt động thu hút quan tâm của dư luận là hội thảo khoa học “Phát triển khu công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may tại tỉnh Thừa Thiên Huế” do UBND tỉnh phối hợp với Ban điều phối vùng duyên hải miền Trung tổ chức. Việc Thừa Thiên Huế được Ban điều phối phát triển vùng duyên hải miền Trung ủng hộ chọn để xây dựng khu công nghiệp hỗ trợ cho ngành dệt may của các tỉnh miền Trung và vùng lân cận là một điều đáng mừng. Đây là bước đi tích cực của tỉnh trong việc đón đầu cơ hội do các hiệp định thương mại tự do mới. Vấn đề đặt ra, để thu hút các nguồn lực đầu tư, nhất là các nhà đầu tư nước ngoài có công nghiệp cao, trình độ quản lý tiến tiến, việc đầu tư hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật các khu, cụm công nghiệp cần được triển khai tích cực hơn nữa. Đồng thời, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, thuận lợi cho các doanh nghiệp vào đầu tư trên địa bàn tỉnh.

Hoàng Giang
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu thăm, tặng quà, tri ân các cựu chiến binh Điện Biên Phủ

Sáng 26/4, nhân Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024), Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lê Trường Lưu và lãnh đạo các sở, ban, ngành tỉnh, cấp ủy, chính quyền địa phương TP. Huế đã đến thăm, động viên các cựu chiến binh đã từng tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu trong Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu thăm, tặng quà, tri ân các cựu chiến binh Điện Biên Phủ
Áp dụng các chính sách, tăng hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập

Chiều 25/4, Đoàn giám sát của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội do UVTW Đảng, Uỷ viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Uỷ băn Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh làm trưởng đoàn có buổi làm việc với tỉnh liên quan đến việc thực hiện chính sách, pháp luật về đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập giai đoạn 2018 - 2023.

Áp dụng các chính sách, tăng hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập
Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu tiếp công dân tại xã Lộc Sơn

Sáng 25/4, ông Lê Trường Lưu, UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh đã có buổi tiếp công dân tại xã Lộc Sơn, huyện Phú Lộc. Cùng dự buổi tiếp công dân có UVTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy Đặng Ngọc Trân; lãnh đạo Huyện ủy, UBND huyện Phú Lộc và một số phòng, ban liên quan.

Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu tiếp công dân tại xã Lộc Sơn
Ngày 25/4/1954: Liên quân Việt - Lào chặn đánh địch trên đường rút quân

Để có lực lượng tiếp viện cho chiến trường chính Điện Biên Phủ đang bị nguy cấp, ngày 25/4/1954, địch cho binh đoàn cơ động số 1 cùng 3 tiểu đoàn lẻ và 1 tiểu đoàn pháo theo đường 12 rút về thị xã Thà Khẹt (Lào). Nhưng trên đường rút quân chúng bị Trung đoàn 18 cùng lực lượng vũ trang Lào chặn đánh.

Ngày 25 4 1954 Liên quân Việt - Lào chặn đánh địch trên đường rút quân
Return to top