ClockThứ Ba, 27/11/2018 06:31

Tiền lương toàn cầu chạm mốc thấp nhất trong vòng 1 thập kỷ

TTH.VN - Trong 20 năm qua, mức trung bình tiền lương thực tế đã tăng gấp 3 lần tại các quốc gia mới nổi và đang phát triển trong khối G20. Trái lại, tỷ lệ này chỉ tăng 9% tại các nước phát triển của khối.

Dân số Bắc Kinh giảm lần đầu tiên trong 20 nămTổng thống đắc cử Brazil ưu tiên giải quyết thâm hụt ngân sáchSingapore lần đầu lọt top 10 quốc gia rộng lượng nhất thế giớiCần nhiều nỗ lực để thu hẹp khoảng cách bất bình đẳng

Ảnh minh họa. Dhaka Tribune

Dựa trên số liệu thu thập từ 136 quốc gia, báo cáo tiền lương toàn cầu của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) phát hành ngày 26/11 cho hay, tiền lương toàn cầu chỉ tăng 1,8% trong năm 2017, giảm 2,4% so với cùng kỳ năm 2016 và chính thức chạm mốc thấp nhất kể từ vụ khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.

Tổng giám đốc ILO Guy Ryder ghi rõ trong báo cáo: “Vấn đề cần được công nhận một cách rộng rãi lúc này là tăng trưởng tiền lương chậm chạp hiện đang là trở ngại lớn cho tiến trình đạt được tăng trưởng kinh tế bền vững”.

Trong 20 năm qua, mức trung bình tiền lương thực tế đã tăng gấp 3 lần tại các quốc gia mới nổi và đang phát triển trong khối G20. Trái lại, tỷ lệ này chỉ tăng 9% tại các nước phát triển của khối. Trong đó, lao động Anh có mức tăng trưởng tiền lương thực thế thấp nhất trong số các quốc gia tiên tiến ở G20.

Cũng trong bản báo cáo tiền lương toàn cầu của cơ quan Liên Hiệp quốc, phụ nữ trên toàn thế giới tiếp tục phải chịu cảnh tiền lương thấp hơn khoảng 20% so với đồng nghiệp khác giới. Về vấn đề này, chuyên gia về tiền lương của ILO Rosalia Vazquez-Alvarez thông tin: “Ở một số quốc gia, bất chấp việc phụ nữ có học vấn cao hơn nam giới, khoản thù lao họ kiếm được vẫn thấp hơn, ngay cả khi cả hai cùng làm chung loại hình công việc. Nhìn chung, cách tính toán và chi trả tiền lương dựa trên giới tính vẫn là một hiện tượng không rõ nguyên nhân”. Do đó, chính phủ các nước cần tiến hành xem xét giải quyết càng nhanh càng tốt, đưa thế giới quay lại trục đường chính tiến đến tăng trưởng kinh tế bền vững.

Đan Lê (Lược dịch từ Devdiscourse)

 

 

 

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Dấu hiệu kém "sáng" của kinh tế châu Âu

Theo số liệu sơ bộ của Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat) công bố ngày 16/8, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Eurozone sang phần còn lại của thế giới trong tháng 6/2019 đạt 189,9 tỷ euro (210,8 tỷ USD), giảm 4,7% so với cùng kỳ năm 2018.

Dấu hiệu kém sáng của kinh tế châu Âu
Vị trí của phụ nữ trong các vấn đề toàn cầu

Hàng ngàn lãnh đạo thế giới, các nhà lập pháp, chuyên gia... trong tuần này đã tập trung tại Canada để tham dự hội nghị Women Deliver, nhằm trao đổi và bàn luận sâu hơn về quyền của phụ nữ trong kinh tế, khoảng cách giữa hai giới, cơ hội tiếp cận giáo dục...

Vị trí của phụ nữ trong các vấn đề toàn cầu
Return to top