Áo dài trong đời sống Huế
30/06/2024 07:47
Suốt dọc dài dải đất chữ S của đất nước Việt Nam, áo dài miền nào cũng có. Nhưng riêng với xứ Huế, tà áo dài đã là một phần của bản sắc văn hóa và vẻ đẹp riêng có của con người nơi đây. Một dấu mốc quan trọng của trang phục áo dài Huế là vào năm 1744, sau khi chúa Nguyễn Phúc Khoát lên ngôi ở Phú Xuân đã ban hành nhiều chính sách và đề cập đến việc sửa đổi y phục. Sang Triều Nguyễn, triều đình đã ban bố lệnh, tạo cơ hội cho phụ nữ Huế nói riêng và phụ nữ Việt Nam nói chung mặc áo dài thường xuyên. Theo đó, truyền thống mang áo dài dần đi vào nếp sống hằng ngày của người dân.
Có một Nguyễn Trọng Tạo luôn nồng nàn với Huế
30/06/2024 07:46
Nguyễn Trọng Tạo (25/8/1947 - 07/1/2019) là một nhà thơ, nhạc sĩ, nhà báo, họa sĩ vẽ bìa sách để lại một gia tài văn học nghệ thuật khá đồ sộ. Ông cũng là tác giả của biểu tượng Ngày thơ Việt Nam, Cờ thơ. Với Huế, ông từng làm công tác biên tập xuất bản tại Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Bình Trị Thiên, Tạp chí Sông Hương, Chi hội Nhà văn Việt Nam tại Huế.
Dành mọi điều tốt đẹp nhất cho trẻ em
25/06/2024 14:54
Sáng 25/6, Hội Bảo vệ Quyền trẻ em (BVQTE) tỉnh cùng Sở Văn hóa và Thể thao, Trung tâm Công tác xã hội (CTXH) và Quỹ Bảo trợ Trẻ em tỉnh phối hợp tổ chức ngày hội Trẻ em và gia đình năm 2024 với chủ đề “Chấm dứt bạo lực, vun đắp yêu thương - Dành mọi điều tốt đẹp nhất cho trẻ em”.
Khai mạc Ngày hội Thể thao vì sức khỏe cộng đồng lần thứ II năm 2024
21/06/2024 14:30
Ngày 21/6, tại Nghinh Lương Đình (TP Huế), Sở Văn hóa và Thể thao long trọng tổ chức Lễ Khai mạc Ngày hội Thể thao vì sức khỏe cộng đồng “Hue Sports Festival” lần thứ II năm 2024 và “Giải đua xe ô tô địa hình Chinh phục thử thách - Victory Challenge Sailun Cup 2024 & Ngày hội cắm trại xe 3 miền”. Đến dự có Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương; UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình và lãnh đạo các sở, ngành liên quan.
Phát huy truyền thống văn hóa đồng bào dân tộc thiểu số
20/06/2024 17:35
Ngày 20/6, tại xã Hồng Vân, huyện A Lưới, Ban Dân vận Tỉnh ủy phối hợp Bộ tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2 tổ chức hội nghị tuyên truyền, vận động Nhân dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn giữ gìn, phát huy văn hóa truyền thống.
Hương Thuỷ có nhiều chuyển biến rõ nét trong lĩnh vực văn hóa - xã hội
18/06/2024 18:47
Đó là đánh giá của UVTV Tỉnh uỷ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ, Trưởng Ban Văn hoá - Xã hội HĐND tỉnh Hoàng Khánh Hùng tại buổi làm việc với thị xã Hương Thuỷ ngày 18/6 nhằm chuẩn bị nội dung cho kỳ họp thứ 8 HĐND tỉnh khoá VIII sắp tới.
Thắp lên tình yêu nghệ thuật truyền thống nơi người trẻ
15/06/2024 08:20
Giữa guồng quay hối hả của nhịp sống hiện đại cùng sự lên ngôi của công nghệ giải trí, văn hóa-nghệ thuật truyền thống khó tránh khỏi phải đối mặt áp lực cạnh tranh. Đã từng xuất hiện những lo ngại về nguy cơ mai một tinh hoa văn hóa cha ông. Nhưng không, ngọn lửa tình yêu dành cho văn hóa, nghệ thuật dân tộc vẫn luôn âm ỉ cháy và ngày càng được kích hoạt mạnh mẽ trong cộng đồng người trẻ.
Lễ hội "Sóng nước Tam Giang" thu hút hàng chục ngàn lượt khách
10/06/2024 22:41
Sau 3 ngày tổ chức với nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật thể thao sôi nổi, lễ hội "Sóng nước Tam Giang" đã chính thức khép lại với chương trình nghệ thuật đêm bế mạc sôi động, đầy ấn tượng vào tối 10/6.
Festival - Nơi hội tụ tinh hoa văn hóa Huế
09/06/2024 11:31
Diễn ra từ ngày 7 – 12/6, Tuần lễ Festival Nghệ thuật quốc tế Huế 2024 hứa hẹn sẽ mang đến những trải nghiệm mới lạ, độc đáo về văn hóa, lịch sử và nghệ thuật. UVTV, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng ban Tổ chức Festival Huế 2024 Nguyễn Thanh Bình đã có những chia sẻ về lễ hội trước “giờ G”.
Điểm nhấn & hy vọng làm mới Festival Huế
09/06/2024 06:31
Kể từ lần đầu diễn ra vào năm 2000, Festival Huế đã đều đặn “đến hẹn lại lên” và xen kẽ giữa năm chẵn Festival Huế là năm lẻ với Festival Nghề truyền thống Huế. Mỗi kỳ Festival Huế đi qua, bên cạnh những ấn tượng vui, đầy lắng đọng về các hoạt động, lễ hội góp phần làm thức dậy và thăng hoa văn hóa truyền thống Huế vẫn là sự băn khoăn về bài toán kinh tế, tính chuyên nghiệp cần có, cũng như yêu cầu tổ chức mang tính công nghệ của sự kiện văn hóa đặc sắc này. Đặc biệt, một câu hỏi lớn: Sau mỗi kỳ festival, Huế sẽ còn gì và lấy gì để phục vụ cho nhu cầu du khách vào ngày thường?
Áo dài trong đời sống Huế
Suốt dọc dài dải đất chữ S của đất nước Việt Nam, áo dài miền nào cũng có. Nhưng riêng với xứ Huế, tà áo dài đã là một phần của bản sắc văn hóa và vẻ đẹp riêng có của con người nơi đây. Một dấu mốc quan trọng của trang phục áo dài Huế là vào năm 1744, sau khi chúa Nguyễn Phúc Khoát lên ngôi ở Phú Xuân đã ban hành nhiều chính sách và đề cập đến việc sửa đổi y phục. Sang Triều Nguyễn, triều đình đã ban bố lệnh, tạo cơ hội cho phụ nữ Huế nói riêng và phụ nữ Việt Nam nói chung mặc áo dài thường xuyên. Theo đó, truyền thống mang áo dài dần đi vào nếp sống hằng ngày của người dân.