ClockThứ Năm, 27/08/2015 10:39

Tìm thấy bản gốc cuốn sách Quốc triều khoa bảng lục

TTH - Mới đây, trong khi khảo sát thực địa tại Cố đô Huế, chúng tôi tìm thấy một cuốn sách được khắc in bằng chữ Hán (kích thước 16 x 27,5cm), chất liệu bằng giấy dó, gồm có 101 tờ (hai mặt); trang đầu là tên sách Quốc triều khoa bảng lục, phía bên có dòng chữ “Thành Thái Giáp Ngọ hạ” (Thành Thái năm Giáp Ngọ (1894) về mùa hạ), bên trái “Long Cương tàng bản” (bảng giữ tại Thư viện Long Cương), trang trong cho biết người biên soạn là Tử Phát Cao Xuân Dục. Nội dung cuốn sách khắc ghi các vị đỗ Tiến sĩ và Phó bảng bắt đầu từ khoa thi Hội năm Nhâm Ngọ (1822) đời vua Minh Mạng cho đến khoa thi cuối cùng năm Kỷ Mùi (1919) triều Khải Định.

Sách Quốc triều khoa bảng lục

Đặc biệt khoa thi Hội năm Tân Sửu, niên hiệu Thành Thái thứ 13 (1901) ở tờ 82 có ghi: “Khoa này quan Chủ khảo Cao Xuân Dục tâu xin cho những người trúng (đậu) Phó bảng cũng được cấp áo mũ và cấp ngựa trạm khi vinh quy” trong đó có cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Huy (cụ thân sinh ra Nguyễn Tất Thành). Riêng ở tờ 84 có cung cấp thông tin các vị đậu Phó bảng

Phiên âm: Nguyễn Sinh Huy (tiền Sắc)

Nghệ An, Nam Đàn, Kim Liên

Nhâm Tuất tứ thập, Giáp Ngọ cử nhân

Bình Khê Tri huyện, triệt hồi.

Dịch nghĩa: Nguyễn Sinh Huy (tên cũ là Sắc)

Quán xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An

Sinh năm Nhâm Tuất (1862), 40 tuổi.

Trúng cử nhân khoa Giáp Ngọ (1894)

Chức Tri huyện Bình Khê, bị bãi quan về nhà

Căn cứ vào cuốn sách Quốc triều khoa bảng lục thì cụ Nguyễn Sinh Huy đậu Cử nhân vào năm 1894 và đậu Phó bảng năm 1901, cùng Khoa với Phan Chu Trinh. Tuy nhiên sau khi đậu Phó bảng, bị bọn thống trị thúc ép nhiều lần, cụ ra làm quan, nhưng thường tỏ thái độ tiêu cực, không hợp tác với chúng. Cụ thường nói: “Quan trường thị nô lệ trung chi nô lệ, hựu nô lệ”, nghĩa là quan trường là nô lệ trong những người nô lệ, lại càng nô lệ hơn (Chủ tịch Hồ Chí Minh – Tiểu sử và sự nghiệp, NXB Sự thật, Hà Nội, 1975, tr.11-12).

Tờ 84 có khắc ghi tên cụ Nguyễn Sinh Huy

Vốn có tinh thần yêu nước, khảng khải, cụ thường chống đối bọn quan trên và bọn thực dân Pháp, cho nên sau một thời gian rất ngắn, cụ bị chúng cách chức. Cụ vào Nam Bộ làm nghề thầy thuốc, sống cuộc đời thanh bạch, cho đến lúc từ trần.

Hồ Vĩnh
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển toàn diện, hài hòa giữa các hoạt động văn hóa

Chiều 25/4, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội do ông Nguyễn Đắc Vinh, UVTW Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội làm trưởng đoàn có buổi làm việc với UBND tỉnh về việc thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035.

Phát triển toàn diện, hài hòa giữa các hoạt động văn hóa
“Không Không Kó Không” và tiếng nói tuổi trẻ

Triển lãm Mỹ thuật trẻ 2024 vừa diễn ra tại Trường đại học Nghệ thuật thu hút được rất nhiều sự chú ý của các họa sĩ trẻ và người yêu nghệ thuật với nhiều tác phẩm mới lạ. Giữa những tác phẩm đầy màu sắc, “Không Không Kó Không” của Hoàng Thanh Khiêm là một tác phẩm sắp đặt khá nổi bật, và càng đáng chú ý hơn nữa khi tác giả là một chàng trai trẻ sinh năm 2009.

“Không Không Kó Không” và tiếng nói tuổi trẻ

TIN MỚI

Return to top