Thế giới Thế giới
Tổng thống Donald Trump bắt đầu chuyến công du châu Á đầu tiên
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 3/11 đã rời thủ đô Washington, bắt đầu chuyến công du châu Á đầu tiên kéo dài 12 ngày.
Chuyến đi được dư luận khu vực và thế giới đặc biệt quan tâm khi sẽ phần nào làm sáng tỏ tương lai chiến lược “xoay trục” của Mỹ tại châu Á.
Tổng thống Mỹ Donald Trump rõ ràng đã dành sự ưu tiên đặc biệt cho các mối quan hệ với châu Á, mà bằng chứng cụ thể nhất là chuyến thăm châu Á dài ngày nhất của một vị Tổng thống Mỹ tới khu vực kể từ năm 1991. Hơn hết, đây cũng là ưu tiên mà người dân Mỹ muốn chia sẻ với nhà lãnh đạo của mình. Các cuộc thăm dò dư luận mới đây nhất cho thấy, người Mỹ coi trọng châu Á hơn bất kỳ khu vực nào khác trên thế giới để tăng cường an ninh và các lợi ích kinh tế của mình.
![]() |
Tổng thống Trump và phu nhân. Ảnh: Breibart. |
Tuy nhiên, cho tới tận thời điểm này, chiến lược châu Á của Tổng thống Donald Trump vẫn là một ẩn số. Những tuyên bố của người đứng đầu nước Mỹ, lúc còn là ứng cử viên, muốn xét lại mối quan hệ liên minh lịch sử giữa Mỹ với các đồng minh trên thế giới đã gây hoang mang trong công luận và chính giới những nước liên quan, ở châu Âu cũng như châu Á.
Nếu như dưới thời chính quyền người tiền nhiệm Barack Obama, “chiến lược xoay trục châu Á” là một điểm nổi bật trong chính sách đối ngoại, thì đến thời Tổng thống Donald Trump, ông đã từ bỏ chính sách này khi rút Mỹ ra khỏi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), thỏa thuận thương mại với sự tham gia của 12 nước nhằm đảm bảo vai trò lãnh đạo kinh tế của Mỹ trong một khu vực đang ngày càng chịu sự chi phối của Trung Quốc.
Vì thế, trong bối cảnh cả TPP lẫn chính sách xoay trục sang châu Á đều bị gạt sang một bên, chuyến thăm châu Á lần này được kỳ vọng sẽ phần nào làm sáng tỏ chính sách, cũng như tầm nhìn bao quát của nhà lãnh đạo Mỹ đối với mối quan hệ giữa Mỹ và khu vực, nơi tập trung hầu hết các nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới và đóng góp tới 40% sản lượng kinh tế toàn cầu.
Và hơn hết là tìm ra câu trả lời cho câu hỏi: Khẩu hiệu “Nước Mỹ trên hết” có ý nghĩa gì đối với các mối quan hệ, đặc biệt là các mối quan hệ kinh tế với châu Á? Việc Tổng thống Donald Trump luôn dành ưu tiên cho các mối quan hệ song phương có ý nghĩa gì đối với vai trò lãnh đạo truyền thống của Mỹ trên các vũ đài đa phương? Hay phải chăng vấn đề Triều Tiên sẽ thu hút mọi sự quan tâm của chính quyền Tổng thống Donald Trump đối với khu vực?
Theo ông Matthew Goodman, cố vấn cấp cao về kinh tế châu Á, trước một vị Tổng thống Mỹ khó đoán như ông Donald Trump, các nhà lãnh đạo khu vực hiện rất bối rối, khi vừa muốn Mỹ tham gia vào các hoạt động ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương nói chung, lại vừa không muốn sự hiện diện của Mỹ chỉ mang tính sức mạnh quân sự.
Nếu như với cựu Tổng thống Barack Obama là tái cân bằng các tài sản và lợi ích của Mỹ từ Trung Đông đến châu Á, với 3 trụ cột chính là tăng cường các mối quan hệ an ninh, tăng cường quan hệ kinh tế, thương mại và hướng tới một mối quan hệ gần gũi hơn với Đông Nam Á, thì dưới thời Tổng thống Donald Trump dường như chỉ có trụ cột an ninh được giữ lại.
Tuy nhiên, cũng cần phải nhấn mạnh rằng, trong chiến lược toàn cầu, các đời chính quyền Mỹ vẫn luôn coi châu Á-Thái Bình Dương là khu vực địa-chiến lược, địa-chính trị trọng yếu, quan hệ trực tiếp đến an ninh quốc gia và vai trò lãnh đạo thế giới của Mỹ.
Cựu Tổng thống Mỹ George Bush đã nhiều lần tuyên bố, đối với nước Mỹ hiện nay, không có khu vực nào quan trọng hơn là khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Mục tiêu xuyên suốt của Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương là nắm vững quyền chủ đạo, làm nền tảng để bảo vệ lợi ích sống còn của quốc gia ở khu vực và thực hiện chiến lược toàn cầu.
Chính vì thế, theo các nhà phân tích, dù có nhiều phát biểu gây tranh cãi, song với tinh thần xuyên suốt là vì lợi ích nước Mỹ, vì vai trò lãnh đạo thế giới của nước Mỹ, Tổng thống Donald Trump sẽ vẫn tiếp tục thực thi chính sách “xoay trục”, nhưng với cách làm mới và phương pháp mới./.
Theo VOV
- Việt Nam - “con hổ mới” của ASEAN về năng lượng tái tạo (12/04)
- Ấn Độ vượt Brazil, trở thành nước có số ca nhiễm cao thứ 2 thế giới (12/04)
- IMF nâng dự báo tăng trưởng cho khu vực Trung Đông và Bắc Phi (12/04)
- Ấn Độ cấm xuất khẩu thuốc kháng virus Remdesivir khi ca mắc COVID-19 tăng đột biến (12/04)
- Đức: Lãnh đạo CDU và CSU muốn ứng cử chức thủ tướng (12/04)
- Châu Á: Nhiều doanh nghiệp chuyển sang bao bì có thể ăn được (11/04)
- Ít nhất 7 người thiệt mạng do động đất mạnh ngoài khơi Indonesia (11/04)
- Mất cân bằng về vaccine COVID-19 giữa nước giàu và nước nghèo (10/04)
-
Ấn Độ vượt Brazil, trở thành nước có số ca nhiễm cao thứ 2 thế giới
- Việt Nam - “con hổ mới” của ASEAN về năng lượng tái tạo
- Ấn Độ cấm xuất khẩu thuốc kháng virus Remdesivir khi ca mắc COVID-19 tăng đột biến
- Đức: Lãnh đạo CDU và CSU muốn ứng cử chức thủ tướng
- IMF nâng dự báo tăng trưởng cho khu vực Trung Đông và Bắc Phi
- Châu Á: Nhiều doanh nghiệp chuyển sang bao bì có thể ăn được
- Ít nhất 7 người thiệt mạng do động đất mạnh ngoài khơi Indonesia
- Thủ tướng Nhật Bản hoàn thành tiêm vaccine Covid-19, chuẩn bị gặp Tổng thống Mỹ
- Singapore chấp nhận hộ chiếu vaccine kỹ thuật số từ tháng tới
- COVAX đặt mục tiêu triển khai vaccine Covid-19 tại hơn 100 nước trong vài tuần tới
-
Thủ tướng Nhật Bản hoàn thành tiêm vaccine Covid-19, chuẩn bị gặp Tổng thống Mỹ
- Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ vận động chống kỳ thị với người gốc Á
- Việt Nam kêu gọi tăng nỗ lực thực hiện hiệp định hòa bình tại Mali
- Ai Cập: Giao thông hàng hải dọc kênh đào Suez 'tuyệt đối an toàn'
- IMF với các đề xuất khắc phục làn sóng phá sản doanh nghiệp vừa và nhỏ
- Singapore chấp nhận hộ chiếu vaccine kỹ thuật số từ tháng tới
- Ấn Độ cấm xuất khẩu thuốc kháng virus Remdesivir khi ca mắc COVID-19 tăng đột biến
- Hội nghị Quan chức cao cấp ASEAN
- Canada và ASEAN đẩy mạnh quan hệ hợp tác
- Mất cân bằng về vaccine COVID-19 giữa nước giàu và nước nghèo