ClockThứ Sáu, 10/09/2021 20:51

Triển khai phương án sơ tán dân ứng phó bão số 5

TTH - Chiều 10/9, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Hải Minh đã chủ trì cuộc họp trực tuyến với các sở, ban, ngành và chính quyền địa phương về phương án ứng phó với bão số 5 (Conson) và mưa lũ.

Lên phương án sơ tán dân ứng phó bão số 5Bão số 5 giật cấp 12, cách quần đảo Hoàng Sa 220km

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Hải Minh chủ trì buổi họp trực tuyến ứng phó bão số 5

Phát huy “tự quản tại chỗ”

Nhận định là cơn bão mạnh, diễn biến phức tạp, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Hải Minh đề nghị chính quyền địa phương tiếp tục rà soát phương án sơ tán, di dời các hộ dân vùng có nguy cơ bị ảnh hưởng bão để chủ động phòng ngừa và sẵn sàng ứng phó có hiệu quả với các tình huống thiên tai, giảm thiểu thiệt hại, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp. Theo đó, các địa phương phải có phương án cụ thể trước 12 giờ trưa 11/9.

Các địa phương nhanh chóng hỗ trợ người dân chằng chống nhà cửa, cắt tỉa cây xanh chuẩn bị ứng phó với bão. Sẵn sàng phương án “4 tại chỗ”, trong đó chú trọng phát huy “tự quản tại chỗ”. Tuyệt đối không cho tàu thuyền ra khơi và tổ chức bắn pháo hiệu kêu gọi tàu thuyền vào bờ. Ngoài ra, phối hợp các lực lượng chức năng, hỗ trợ người dân thu hoạch những diện tích lúa, sắn còn lại.

Người dân Phú Thuận tu sửa lại máy bơm công suất lớn để ứng phó mưa gây ngập úng

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Hải Minh yêu cầu Sở Y tế chỉ đạo các phòng ban chức năng hướng dẫn các địa phương thực hiện đảm bảo phòng, chống dịch COVID-19 và sơ tán dân an toàn ứng phó bão số 5, đặc biệt là các địa phương đang áp dụng giãn cách, cách ly theo chỉ thị 15, chỉ thị 16. Các phòng ban chức năng hướng dẫn các địa phương, đơn vị xây dựng phương án ứng phó thiên tai với các tình huống dịch bệnh; tổ chức dự trữ đầy đủ thuốc chữa bệnh, hóa chất xử lý môi trường, trang thiết bị, phương tiện, dụng cụ cấp cứu.

Sở Công thương có phương án dự trữ về lương thực thực phẩm, vật tư thiết yếu phục vụ phòng chống thiên tai với số lượng 100 tấn mỳ ăn liền, 100 tấn gạo. Thông báo đến các chủ đầu tư các hồ chứa thủy lợi, thủy điện phải có phương án đảm bảo an toàn hộ đập. Đặc biệt tại Thủy điện Rào Trăng 3, Rào Trăng 4 tiến hành rà soát các điểm có nguy cơ sạt lở để có phương án di dời công nhân từ sớm cũng như dự trữ lương thực, thực phẩm, thuốc... tại chỗ để đảm bảo vận hành khi có tình huống chia cắt.

Chống bão, phòng dịch

Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh cho biết đang tiến hành rà soát phương án sơ tán dân ứng phó với bão số 5 và đảm bảo phòng, chống dịch COVID-19. Đơn vị này cũng đã liệt kê 7 khu vực giãn cách, cách ly theo chỉ thị 16 có khả năng chịu ảnh hưởng của bão số 5 để các địa phương có kế hoạch cụ thể về việc hỗ trợ người dân ứng phó với bão.

Ghi nhận tại các địa phương vùng biển, công tác chuẩn bị ứng phó bão số 5 đã sẵn sàng. Trong đó, chính quyền đã lên phương án cụ thể sơ tán dân từng khu vực vừa đảm bảo phòng chống thiên tai và an toàn chống dịch.

Ông Lê Minh Khánh, Chủ tịch UBND xã Thượng Long thông tin, trong khu vực phong tỏa cụm dân cư từ trước UBND xã đến cầu Aka với 36 hộ dân, 136 nhân khẩu, các lực lượng vừa giúp dân gặt lúa, đã phơi khô dự trữ xong, đảm bảo lương thực lâu dài. Khu vực này, chính quyền địa phương đã bố trí các vật tư thiết yếu, lương thực thực phẩm, đảm bảo không tập trung số đông để an toàn chống dịch. Trong trường hợp khẩn cấp, có thể sàng lọc các hộ dân để ở ghép với nhau vì trong khu vực có 5-6 căn nhà được đầu tư kiên cố.

Ông Phan Thanh Hùng, Chánh Văn phòng Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh cho biết, hiện nay việc vừa phòng, chống bão vừa đảm bảo an toàn phòng, chống dịch đặt ra nhiều khó khăn hơn, riêng các F0 đang được cách ly tại các khu cách ly tập trung thì đây là những cơ sở kiên cố và có lực lượng quân đội, công an,... nên đảm bảo an toàn. Còn những người theo dõi y tế tại nhà, các địa phương cách ly theo các chỉ thị của Chính phủ thì thực hiện theo “4 tại chỗ”, nếu một số trường hợp buộc phải di dời thì đảm bảo 5k.

Diễn biến phức tạp

Theo Đài Khí tượng thủy văn tỉnh, trong 24-48 giờ tới bão tiếp tục mạnh lên, cường độ mạnh nhất cấp 11, giật cấp 13. Hiện tại bão đang di chuyển theo hướng Tây với tốc độ 13-15km/ giờ. Từ ngày 11-12/9 khả năng bão sẽ đi chậm lại và chuyển hướng Tây Tây Bắc với tốc độ 7-12km/ giờ. Từ ngày 13/9 khả năng bão chuyển hướng di chuyển sang giữa Tây Tây Bắc và Tây Bắc với tốc độ 10-15km/giờ. Nhận định nhiều khả năng là bão số 5 sẽ di chuyển dọc theo vùng biển các tỉnh từ Đà Nẵng trở ra Quảng Bình.

Bài, ảnh: HÀ NGUYÊN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Châu Á-Thái Bình Dương thiệt hại kinh tế 65 tỷ USD do các thảm họa tự nhiên

Aon, công ty dịch vụ chuyên nghiệp hàng đầu thế giới, vừa công bố Báo cáo Khí hậu và Thảm họa năm 2024, trong đó xác định các xu hướng thiên tai và khí hậu trên toàn cầu và ở châu Á-Thái Bình Dương, giúp các doanh nghiệp đưa ra quyết định tốt hơn nhằm quản lý sự biến động và tăng cường khả năng phục hồi.

Châu Á-Thái Bình Dương thiệt hại kinh tế 65 tỷ USD do các thảm họa tự nhiên
Sau mưa lũ, nhiều tuyến giao thông xuống cấp

Nhiều tuyến giao thông khu vực TP. Huế bị xuống cấp, hư hỏng vẫn chưa được khắc phục gây mất an toàn giao thông (ATGT) cũng như gây khó khăn đi lại của người dân.

Sau mưa lũ, nhiều tuyến giao thông xuống cấp
Thông tin doanh nghiệp
Dai-ichi Life Việt Nam hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả mưa lũ tại tỉnh Thừa Thiên Huế

Nằm trong chuỗi Chương trình “Kết nối Triệu Yêu Thương – Hạnh phúc cho Cộng đồng”, tiếp tục hỗ trợ đồng bào các tỉnh miền Trung khắc phục hậu quả do thiên tai, ngày 15/12/2023, Công ty Bảo hiểm Nhân thọ Dai-ichi Việt Nam (Dai-ichi Life VN) đã tổ chức thăm và trao tặng 100 suất tiền mặt trị giá 100 triệu đồng cho 100 hộ dân bị thiệt hại nặng nề trong các đợt mưa lũ vừa qua tại huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Dai-ichi Life Việt Nam hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả mưa lũ tại tỉnh Thừa Thiên Huế
Bố trí nguồn vốn khắc phục hậu quả thiên tai

Do ảnh hưởng liên tiếp của các đợt thiên tai trong tháng 10 và 11/2023 đã tiếp tục làm sạt lở nhiều vị trí bờ sông, bờ biển, đê bao nội đồng, kênh mương dẫn nước phục vụ tưới tiêu cho nông nghiệp. UBND tỉnh đã đề nghị Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chốngthiên tai (PCTT) đề xuất Chính phủ hỗ trợ nguồn vốn để khắc phục hậu quả thiên tai.

Bố trí nguồn vốn khắc phục hậu quả thiên tai
Return to top