ClockThứ Ba, 24/04/2018 06:56

Trung Quốc cam kết hành động theo Hiệp định Paris về khí hậu

TTH.VN - Cụ thể, nước này cam kết sẽ cắt giảm tối đa lượng khi thải CO2 vào năm 2030 và cắt giảm 60% – 65% cường độ phát thải CO2/đơn vị GDP so với năm 2005.

Đông Nam Á: Ô nhiễm không khí nghiêm trọng từ “cuộc khủng hoảng làm lạnh”Ô nhiễm không khí liên quan đến 2,7 triệu ca sinh non mỗi nămViệt Nam, Indonesia hướng đến phát triển năng lượng mặt trờiUNICEF: Cứ 7 trẻ em thì có 1 trẻ sống trong vùng ô nhiễm không khí nặng

Trung Quốc là quốc gia có mức độ ô nhiễm nghiêm trọng nhất thế giới. Ảnh: CNA

Theo kết quả của một nghiên cứu vừa được công bố ngày 23/4, Trung Quốc hoàn toàn có thể cứu sống gần 94.000 người thoát khỏi nguy cơ tử vong sớm, cùng lúc tiết kiệm khoảng 339 tỷ USD chi phí y tế trong vòng 12 năm tới bằng cách tôn trọng và tuyệt đối tuân thủ các cam kết giảm số lượng khí thải Cacbon Dioxit (CO2) theo nội dung Hiệp định Paris về khí hậu.

Cụ thể, nước này cam kết sẽ cắt giảm tối đa lượng khí thải CO2 vào năm 2030 và cắt giảm 60% – 65% cường độ phát thải CO2/đơn vị GDP so với năm 2005.

Nhằm đạt được mục tiêu cung cấp nguồn không khí trong sạch và cứu sống gần 94.000 người, Trung Quốc cần cắt giảm ít nhất 4% số lượng khói thải mỗi năm, viện công nghệ Massachusetts (MIT) khẳng định.

Đến nay, Trung Quốc là quốc gia có mức độ ô nhiễm nghiêm trọng nhất thế giới, nhất là khi than đá  - nguyên nhân chính gây nên ô nhiễm không khí vẫn đang tiếp tục được sử dụng và là nguồn nguyên liệu khí đốt chính cho nhiều ngành công nghiệp.

Nhận thức rõ tình hình cấp bách, vào tháng 12/2017, chính phủ Trung Quốc đã công bố kế hoạch tạo lập một thị trường Cacbon quốc gia khổng lồ đổi tín dụng lấy quyền thải khí thải nhà kính, với tham vọng sẽ trở thành nước có thị trường tài chính lớn nhất trên thế giới dành cho việc làm sạch không khí. Nếu thành công, thị trường khí thải sẽ hỗ trợ các nhà máy Trung Quốc hoạt động sạch hơn.

Đan Lê (Lược dịch từ CNA)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thị trường xe điện ở ASEAN sẽ tiếp tục tăng trưởng

Theo phân tích của Maybank Investment Bank Bhd, việc áp dụng xe điện (EV) ở ASEAN sẽ tiếp tục tăng nhờ các quy định thuận lợi, các nhà sản xuất xe điện Trung Quốc tung ra các mẫu xe mới với giá thấp hơn, đồng thời khu vực này cũng có các cơ sở sản xuất ô tô lớn và nhu cầu xe điện đáng kể.

Thị trường xe điện ở ASEAN sẽ tiếp tục tăng trưởng
ADB: Kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng vững chắc giữa nhiều bất ổn bên ngoài

Trong Báo cáo Triển vọng Phát triển châu Á (ADO) tháng 4/2024 vừa được công bố hôm nay (10/4), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã giữ nguyên dự báo tăng trưởng năm 2024 đối với Việt Nam được đưa ra trước đó, bất chấp những bất ổn kéo dài từ môi trường bên ngoài. Cụ thể, ADB kỳ vọng nền kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng lần lượt ở mức 6% và 6,2% vào năm 2024 và 2025.

ADB Kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng vững chắc giữa nhiều bất ổn bên ngoài
Return to top