ClockThứ Năm, 19/11/2020 12:49

Tùy điều kiện đất để có phương án phù hợp hỗ trợ người dân

TTH.VN - Đó là chỉ đạo của ông Nguyễn Văn Phương, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh tại buổi kiểm tra thực địa nghiên cứu cải tạo đất không sản xuất được lúa nước ở khu tái định cư Thuỷ điện A Lưới vào sáng 19/11.

A Lưới cần nguồn giống và khắc phục thủy lợi sau lũA Lưới hợp tác với tập đoàn Quế Lâm sản xuất nông nghiệp hữu cơTập trung xây dựng các mô hình nông nghiệp sạch

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương kiểm tra thực địa nghiên cứu cải tạo đất không sản xuất được lúa nước. Ảnh: N.H

Báo cáo từ UBND huyện A Lưới cho biết, thực hiện chủ trương về việc di dời tái định cư, định canh của dự án Thủy điện A Lưới, đến nay, người dân đã đến nơi ở mới 9 năm. Tuy nhiên, việc cấp đổi đất để sản xuất lúa nước cho người dân mới chỉ thực hiện được 9/24 ha, diện tích 15 ha còn lại không sản xuất được do sỏi đá quá nhiều, tầng canh tác không đảm bảo, lượng nước tưới thủy lợi không đủ.

Ngày 17/2/2020, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với UBND huyện A Lưới tiến hành khảo sát thực tế tại khu tái định canh thủy điện A Lưới, theo đó, UBND huyện A Lưới đã có Báo cáo số 293/BC-UBND ngày 18/6/2020 và thống nhất đề xuất các phương án hỗ trợ phát triển sản xuất, trong đó, phương án 1 là tìm quỹ đất có thể sản xuất lúa nước khác để cấp đổi cho người dân, đồng thời, phải đảm bảo nước tưới đầy đủ và đất đai phải phù hợp với việc sản xuất lúa nước. Phương án 2 là thu hồi và bồi thường toàn bộ diện tích 15 ha không sản xuất được lúa nước. Mỗi phương án đều có những ưu, nhược điểm.

Mặt bằng đất có nhiều đá, tầng đất mỏng khó khăn cho canh tác lúa nước. Ảnh: N.H

Khảo sát trong sáng 19/11 cho thấy, mặt bằng chủ yếu là đá, tầng đất mỏng không phù hợp canh tác lúa nước. Ngoài ra, lượng nước thủy lợi không đủ cũng là nguyên do không canh tác được. Đại diện lãnh đạo UBND xã Hồng Thượng cho biết, người dân địa phương đã thử trồng cây keo, tràm... nhưng do đất xấu, đá nhiều nên không thể trồng được. Do đó, 15 ha đất đã bỏ hoang.

Tại buổi kiểm tra, ông Nguyễn Văn Phương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo đối với đất không thể canh tác được do đất xấu, nhiều đá thì các đơn vị nghiên cứu phương án chăn nuôi như trang trại chăn nuôi lợn, hồ cá, giống cây phù hợp với thổ nhưỡng... để bàn giao cho người dân. Đối với đất có khả năng canh tác được thì xây dựng các trạm bơm để có nguồn nước phục vụ sản xuất lúa nước cho người dân.

Hữu Phúc

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thẩm định hồ sơ đề nghị công nhận A Lưới thoát khỏi huyện nghèo quốc gia

Ngày 22/4, Đoàn giám sát của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) do Thứ trưởng Lê Văn Thanh làm Trưởng đoàn tiến hành giám sát thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững và thẩm định hồ sơ đề nghị công nhận huyện A Lưới thoát khỏi huyện nghèo quốc gia. Về phía tỉnh có ông Nguyễn Thanh Bình, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cùng chủ trì.

Thẩm định hồ sơ đề nghị công nhận A Lưới thoát khỏi huyện nghèo quốc gia
Rừng A Lưới bị cháy do sét đánh

Vụ cháy rừng ở A Lưới được xác định xảy ra vào sáng sớm 17/4, phải đến chiều cùng ngày, các lực lượng mới dập tắt. Đến ngày 18/4, các lực lượng vẫn tiếp tục kiểm tra, theo dõi nhằm ngăn chặn kịp thời lửa rừng có thể tái bùng phát.

Rừng A Lưới bị cháy do sét đánh
Bộ Tư lệnh Quân khu 4:
Kiểm tra tiến độ thi công tuyến đường 74

Ngày 17/4, Đoàn công tác Bộ Tư lệnh Quân khu 4, do Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Hà, Phó Tư lệnh Quân khu làm trưởng đoàn đã tiến hành kiểm tra tiến độ thi công tuyến đường 74 Nam Đông - A Lưới.

Kiểm tra tiến độ thi công tuyến đường 74
Return to top