ClockThứ Năm, 13/10/2016 13:36

Vài tư liệu ít biết về báo Tiếng Dân

TTH - Từ ngày 8/10/1926, cụ Huỳnh Thúc Kháng (ngụ tại xã Thanh Bình, Tam Kỳ) đã có đơn gửi Toàn quyền P. Pasquier xin phép xuất bản một tờ báo bằng chữ Quốc ngữ, có tên là Tiếng Dân (La Voix du Peuple), đặt trụ sở tại Đà Nẵng, nhằm phổ biến những tư tưởng yêu nước, canh tân theo lối ôn hòa.

Theo đó, chương trình báo Tiếng Dân cho biết chi tiết báo ra hai số/tuần, vào ngày thứ Tư và thứ Bảy, với lý tưởng phục vụ lợi ích quốc gia, nhằm giúp chính quyền biết được nguyện vọng của người dân; hỗ trợ việc giáo dục đạo đức, tri thức, chính trị và kinh tế cho người dân Việt Nam. Phải đến ngày 12/2/1927, Toàn quyền Đông Dương Pasquier mới ký nghị định cho phép Huỳnh Thúc Kháng xuất bản tờ Tiếng Dân.

Trụ sở báo Tiếng Dân.

Báo có nhà in riêng, phụ tá có Đào Duy Anh, Trần Đình Phiên (trị sự), một kế toán và một văn thư. Bên cạnh đó, còn phải kể đến sự tham gia của quản đốc nhà in  Trần Hoành (Cửu Cai, bạn tù Côn Đảo), văn thư Nguyễn Xương Thái (từng từ chức thư ký Sở Thương chính Đà Nẵng). Chủ nhân rạp chiếu bóng Tam Tân ở Huế là ông Trần Kiêm Trinh cùng người cháu là Phạm Đăng Nghiệp (bố của họa sĩ Phạm Đăng Trí) hỗ trợ nơi ăn chốn ở, thuê tòa soạn trong thời kỳ đầu còn khó khăn. Ngoài ra, còn phải kể đến vai trò mạnh thường quân, tham gia ban biên tập của y sĩ Trần Đình Nam, giáo sư Võ Liêm Sơn...

Tuy nhiên, người Pháp đồng ý nhưng với điều kiện tòa soạn phải đặt tại Huế và phải đến tháng 4/1927, báo Tiếng Dân mới chính thức được đặt tại Huế, ở địa chỉ số 123 đường Đông Ba (nay là số 193 đường Huỳnh Thúc Kháng).

Mùa hè năm 1927, các ông Huỳnh Thúc Kháng, Nguyễn Xương Thái và Đào Duy Anh ra Hà Nội để mua lại toàn bộ nhà in Nghiêm Hàm để mang về Huế, phục vụ cho việc in ấn báo Tiếng Dân, dự định bắt đầu vào mùa thu năm đó.

Một tờ báo Tiếng Dân

Chính vì mục tiêu cao cả vì dân theo hướng chấn hưng đất nước của Tiếng  Dân mà chính quyền thuộc địa Pháp luôn có sự kiểm soát gắt gao, mà việc chuyển trụ sở tòa soạn từ Đà Nẵng ra Huế, gần Khâm sứ Trung kỳ, là điều dễ hiểu. Không chỉ có vậy, Tòa soạn Tiếng Dân còn chịu sự quản lý trực tiếp, lưu trữ và theo dõi sát sao của Sở Liêm phóng. Kế hoạch kiểm soát Tiếng Dân của Giám đốc sở Liêm phóng Trung kỳ L. Sogny (tháng 3/1927) đã cho lập hẳn một ban kiểm soát gồm Bùi Văn Cung, thư ký Đoàn Nẫm (người của Pháp tại Bộ Lại) và Đặng Thái Vận (nhân viên Sở Liêm phóng). Tiếng Dân không được xúc phạm tới chính trị Pháp - Nam. Trong qui trình kiểm duyệt, Tòa soạn phải nộp hai bản vỗ cho Sở Liêm phóng cùng bản dịch tiếng Pháp, duyệt xong sẽ trả lại một bản, được ký, đóng dấu và Visa pour publication (Được ấn hành). Sau khi báo ấn hành, phải nộp lưu chiểu ở hai kho lưu trữ của Tòa Khâm sứ và Cảnh sát.

Từ số đầu tiên ra ngày 10/8/1927 cho đến số cuối cùng bị đình bản ngày 24/4/1943 (số 1766), Tiếng Dân thực sự đã có nhiều đóng góp cho lịch sử văn hóa miền Trung, cho Huế, cho báo chí Việt Nam. Quyết định đình bản từ chính quyền bảo hộ trên phương diện nào đó, cũng cho thấy rất rõ điều đó. Cho dù sinh ra tại Quảng Nam, an nghỉ tại Quảng Ngãi nhưng có thể nói sự nghiệp của nhà chí sĩ Huỳnh Thúc Kháng có nhiều gắn bó với Huế, từ việc lưu danh ở bia tiến sĩ trên Văn Miếu Huế cho đến hoạt động sôi nổi, lan tỏa sâu rộng của nghị trường viện Dân biểu Trung kỳ, báo Tiếng Dân.

Minh Phương

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giới thiệu hơn 100 hình ảnh, tư liệu, hiện vật tiêu biểu về Đại tướng Nguyễn Chí Thanh

“Đại tướng Nguyễn Chí Thanh - Nhà lãnh đạo chiến lược, người chỉ đạo thực tiễn xuất sắc của cách mạng Việt Nam” là nội dung trưng bày chuyên đề do Bảo tàng Lịch sử phối hợp với Bảo tàng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh và Phòng giáo dục - Đào tạo huyện Quảng Điền tổ chức tại Trường THCS Ngô Thế Lân sáng 14/3.

Giới thiệu hơn 100 hình ảnh, tư liệu, hiện vật tiêu biểu về Đại tướng Nguyễn Chí Thanh
Cần Chánh một thuở

Điện Cần Chánh được xây dựng năm Gia Long thứ 3 (1804). Đây là ngôi điện có kết cấu gỗ lớn và đẹp nhất trong Tử Cấm Thành, nhưng đã bị cháy năm 1947.

Cần Chánh một thuở
Làm rõ quá trình giao lưu tiếp xúc văn hóa Pháp - Việt trong phong trào Duy Tân

Nhiều vấn đề liên quan đến các lĩnh vực như kinh tế, lịch sử, văn hóa, dân tộc học, khảo cổ học, ngôn ngữ học... trong Phong trào Duy Tân đã được các chuyên gia bàn luận, trao đổi tại hội thảo quốc tế “Quá trình Duy Tân tại Huế và Trung bộ trong thời kỳ Pháp thuộc” diễn ra tại TP. Huế ngày 19/12.

Làm rõ quá trình giao lưu tiếp xúc văn hóa Pháp - Việt trong phong trào Duy Tân
Triển lãm 130 tư liệu Hán - Nôm được số hóa, phục chế

130 tư liệu Hán - Nôm quý hiếm là các sắc phong, chế phong, bằng cấp và các văn bản khác được số hóa, phục chế vừa được Thư viện Tổng hợp Thừa Thiên Huế triển lãm, trưng bày đến công chúng sáng 15/12 tại không gian thư viện (29A Lê Quý Đôn, TP. Huế).

Triển lãm 130 tư liệu Hán - Nôm được số hóa, phục chế
Return to top