ClockThứ Hai, 28/09/2015 11:34

13 tác phẩm đoạt Giải Sách hay năm 2015

TTH.VN - Sau 5 tháng làm việc nghiêm túc, Hội đồng Trao giải sách hay năm 2015 đã quyết định vinh danh 13 tác phẩm thuộc cả 2 thể loại sách viết và sách dịch.

Sáng 27/9, Viện Nghiên cứu Phát triển Giáo dục và Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh tổ chức lễ công bố Giải Sách hay lần thứ 5 với chủ đề “Mỗi cuốn sách đoạt giải, một thông điệp được sẻ chia”. 13 cuốn sách thuộc 7 hạng mục đã thắng giải lần này.

Sau 5 tháng làm việc nghiêm túc, Hội đồng Trao giải sách hay năm 2015 đã quyết định vinh danh 13 tác phẩm thuộc cả 2 thể loại sách viết và sách dịch theo 7 hạng mục là: Nghiên cứu, Giáo dục, Kinh tế, Quản trị, Thiếu nhi, Văn học và Phát hiện mới. Kết quả, 2 cuốn sách “Việt Nam và Nhật Bản: Giao lưu văn hóa” và “Luận về biếu tặng” thắng giải ở hạng mục Nghiên cứu. “Một trăm năm Đông Kinh nghĩa thục” và “Ý niệm đại học” là 2 cuốn sách thắng giải ở hạng mục Giáo dục. Hai hạng mục là Kinh tế và Quản trị, mỗi hạng mục chỉ có một cuốn sách thắng giải. Đó là “Chủ nghĩa tự do truyền thống” và “Từ tốt đến vĩ đại”. 

13 tac pham doat giai sach hay nam 2015 hinh 0
“Việt Nam và Nhật Bản: Giao lưu văn hóa” thắng giải ở hạng mục Nghiên cứu.

Ở hạng mục Thiếu nhi, “Đất phương Nam” và “Những cuộc phiêu lưu của Pinocchio” là 2 tác phẩm thắng giải. Trong khi đó, hạng mục Văn học ghi nhận sự thắng giải của 2 cuốn sách “Miền hoang” và “Những đứa con của nửa đêm”. Riêng hạng mục phát hiện mới có 3 tác phẩm thuộc thể loại sách viết đoạt giải sách hay năm nay, gồm: “Những đỉnh núi du ca – Một lối tìm về cá tính H’mông”, “Hồ sơ về Lục Châu học: Tìm hiểu con người ở vùng đất mới dựa vào tài liệu văn, sử bằng Quốc ngữ ở miền Nam từ năm 1865 đến năm 1930” và “Nhật ký sen trắng”. 

13 tac pham doat giai sach hay nam 2015 hinh 1
 
13 tac pham doat giai sach hay nam 2015 hinh 2
 

Ông Giản Tư Trung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Giáo dục, Thành viên Hội đồng Trao giải sách hay cho biết: “Mong muốn lớn nhất của Giải sách hay từ mùa giải đầu tiên cho đến bây giờ đó chính là khuyến đọc sách hay. Mỗi một hạng mục trao giải có một tiêu chí khác nhau nhưng có một tiêu chí bao trùm cho tất cả các hạng mục là những cuốn sách được chọn phải là những cuốn sách có tinh thần khai minh, có tinh thần tiến bộ cao, đồng thời mỗi cuốn sách đoạt giải là một thông điệp rất lớn mà tác giả, dịch giả cũng như hội đồng xét và trao giải mong muốn được gửi gắm đến độc giả”.

Đặc biệt, kể từ năm nay, Giải Sách hay có thêm một hoạt động mới mang tên “Tủ sách khuyến đọc”. Trong lần đầu tiên ra mắt, Hội đồng trao Giải Sách hay đã giới thiệu đến người yêu sách Tủ sách khuyến đọc gồm 40 tác phẩm giá trị dành cho thiếu nhi.

Mỹ Dung (Theo VOV)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đệ trình hồ sơ đề nghị UNESCO ghi danh Cửu Đỉnh triều Nguyễn trở thành Di sản Ký ức thế giới

Từ ngày 6 - 10/5, tại Mông Cổ diễn ra Hội nghị toàn thể Ủy ban Di sản ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương (MOWCAP 2024) của UNESCO. Đợt này, toàn khu vực châu Á - Thái Bình Dương có 20 hồ sơ đệ trình, Việt Nam có 1 hồ sơ là Cửu đỉnh của Huế đại diện của tỉnh Thừa Thiên Huế.

Đệ trình hồ sơ đề nghị UNESCO ghi danh Cửu Đỉnh triều Nguyễn trở thành Di sản Ký ức thế giới
Lãnh đạo tỉnh làm việc với đoàn làm phim “Hoàng hậu cuối cùng”

Chiều ngày 7/5, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình đã có buổi làm việc với Công ty TNHH Mar6 Studios liên quan đến dự án phim điện ảnh về hoàng hậu Nam Phương. Cùng dự buổi làm việc có đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan.

Lãnh đạo tỉnh làm việc với đoàn làm phim “Hoàng hậu cuối cùng”
Trong nỗi hoài vọng cố hương

Nhà thơ Triệu Nguyên Phong quê ở Triệu Phong, Quảng Trị, nhưng ông sinh ra và lớn lên tại Thừa Thiên Huế. Ông cũng là hội viên Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế. Cuối năm 2023, nhà thơ Triệu Nguyên Phong vừa ra mắt độc giả tập thơ thứ bảy của mình “Theo bóng ta về”, do NXB Thuận Hóa ấn hành. Các tập thơ trước đó gồm: “Say đắng” (2005), Nắng và mưa (2006), Ta và bóng (2009), Rơm rạ chiều quê (2011), Ngược dòng trăng (2013), Ta tìm ta giữa đời (2017).

Trong nỗi hoài vọng cố hương
“Giáo dục di sản”- học mà chơi, chơi mà học

Vui vẻ, hào hứng, bổ ích là những cảm nhận của những “du khách học trò” sau khi tham gia chương trình “Giáo dục di sản” (GDDS) do Bảo tàng Cổ vật cung đình (CVCĐ) Huế tổ chức.

“Giáo dục di sản”- học mà chơi, chơi mà học
Xe không chỉ để đi

Nghe chồng bảo sắm ô tô, chị ngơ ngác, mồm mắt tròn xoe, giọng như hụt hơi: “Đi đâu mà mua xe?”. Anh cười, cái đầu húi cua lắc nhẹ, vẻ khó hiểu cùng lời nghi vấn cao ngạo: “Sao hỏi ngớ ngẩn thế?”. Nói rồi, anh đưa mắt nhìn con đường trước nhà, với dãy ô tô nối dài, tít đến đằng xa.

Xe không chỉ để đi
Return to top