ClockThứ Sáu, 20/10/2023 22:43

Bảo tàng nghệ thuật kỹ thuật số "Sốnglab" hút khách

TTH.VN - Ngày 20/10, tại tòa nhà Sốngplatform (TP Huế), không gian trải nghiệm nghệ thuật kỹ thuật số quy mô lớn đầu tiên tại Việt Nam "Sốnglab" đã chính thức ra mắt phục vụ người dân và du khách.

“Bảo tàng kỹ thuật số” đầu tiên ở Việt Nam đón khách từ 20/10Nghệ thuật vẽ mặt nạ tuồngMong người trẻ thêm hiểu & yêu giá trị nghệ thuật truyền thống

 Rất đông du khách đến tham quan, trải nghiệm bảo tàng kỹ thuật số trong ngày đầu tiên ra mắt

Một điều thú vị là người xem không cần “chuẩn bị” một vốn kiến thức về nghệ thuật đương đại trước khi bước vào không gian Sốnglab. Trái với ngôn ngữ nghệ thuật mang tính hàn lâm, nghệ thuật trình chiếu thị giác khá dễ hiểu và dễ tiếp cận. Điều này  phù hợp với xu hướng thưởng thức nghệ thuật của giới trẻ, nhất là khán giả gen Z.

Là sáng lập kiêm chỉ đạo thực hiện không gian nghệ thuật kỹ thuật số Sốnglab, ông Dương Đỗ cho biết: “Mục tiêu lớn nhất của không gian này là tạo cơ hội cho mọi người tiếp xúc với nghệ thuật đương đại, cùng những công nghệ tiên tiến thế giới, từ đó mọi người sẽ từng bước nâng cao khả năng thẩm mỹ của mình.

Không nhất thiết người trải nghiệm phải hiểu nghệ thuật đương đại. Đây đơn thuần là một không gian kết hợp giữa công nghệ, giải trí, giáo dục, văn hóa, nghệ thuật. Người thấy các tác phẩm đẹp, muốn chụp vài tấm hình thì đã thỏa mãn nhu cầu giải trí. Người học thêm những điều mới mẻ, khác với suy nghĩ vốn có của mình, thì thoả mãn nhu cầu giáo dục. Người ở trình độ cao hơn sẽ hòa mình vào bầu không khí mang đậm cảm hứng di sản, văn hóa… Mỗi người sẽ có cách trải nghiệm Sốnglab theo nhu cầu của mình”.

Về mặt kỹ thuật, dự án hợp tác với đơn vị cung cấp thiết bị trình chiếu 3D mapping hàng đầu của khu vực Đông Nam Á. Không gian gồm có 5 phòng độc lập với các nhóm tác phẩm có nhiều hiệu ứng khác nhau. Có tác phẩm chỉ cần chiêm ngưỡng hình ảnh chuyển động trên màn hình, có tác phẩm kết hợp màn hình phẳng với những khối sắp đặt, có tác phẩm lại đưa người xem “nhập vai” vào một không gian rộng lớn và đa tầng, có tác phẩm cho người xem ấn tượng khi soi chiếu qua gương, có nơi lại cho mọi người một “bờ biển” đồ họa số tương tác theo từng bước chân…

Chị Nguyễn Thị Bích Ngọc, một du khách, chia sẻ: “Nhân dịp 20/10 nên cả nhà quyết định đến đây để giải trí cũng như chiêm ngưỡng những tác phẩm nghệ thuật tại Sốnglab. Đây là một địa điểm hoàn toàn mới và khá thú vị, phù hợp với những người yêu thích nghệ thuật, đam mê sáng tạo, mang lại những trải nghiệm mới mẻ cho du khách tham quan”

Một số hình ảnh ghi nhận tại bảo tàng nghệ thuật kỹ thuật số "Sốnglab"

 
 
Phòng đầu tiên với bức họa 3D, do tác giả Nguyễn Ngọc Quý thực hiện với chủ đề "Đâm chồi nảy lộc"
Phòng thứ hai giới thiệu tác phẩm "Hồng sắc long" của tác giả Jiohan
  Du khách thích thú khi tham quan bảo tàng "Sốnglab"
   Du khách  như được hoà mình vào dòng chảy của nghệ thuật đương đại
Phòng thứ tư với tác phẩm "Phản chiếu" lấy cảm hứng từ vẻ đẹp siêu thực của vịnh Lăng Cô
 Các tác phẩm "Ẩm thực trừu tượng" và "Hạnh phúc sinh sôi"
Nghệ thuật sắp đặt đồ họa 3D cùng Projection Mapping, khối led trần và phản chiếu gương. 

Bạch Châu (Thực hiện)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

LỪNG LẪY ĐIỆN BIÊN, CHẤN ĐỘNG ĐỊA CẦU
Nghệ thuật bảo đảm công binh cho Chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiến dịch Điện Biên Phủ của Quân đội nhân dân Việt Nam nhằm tiêu diệt quân Pháp ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, giành thắng lợi quyết định trong chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954. Tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ, lực lượng Công binh có Trung đoàn Công binh 151; Tiểu đoàn Công binh thuộc Cục Vận tải; ba đại đội công binh thuộc ba đại đoàn (Đại đoàn 308, Đại đoàn 312, Đại đoàn 316).

Nghệ thuật bảo đảm công binh cho Chiến dịch Điện Biên Phủ
Nặng lòng với nghiệp diễn

Với nhiều nghệ sĩ, việc được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú (NSƯT) là dấu mốc quan trọng trong sự nghiệp hoạt động nghệ thuật và với nghệ sĩ trẻ danh hiệu ấy trở nên cao quý, thiêng liêng hơn trong hành trình chinh phục, cống hiến, tiếp tục theo đuổi đam mê.

Nặng lòng với nghiệp diễn
Cần phát huy vai trò của cơ sở đào tạo nghệ thuật hàng đầu

Sáng 17/4, đoàn khảo sát của Ban Thường vụ Tỉnh ủy do Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ chủ trì có buổi khảo sát việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Nghị quyết 04-NQ/TU của Tỉnh ủy (khóa XVI) với Đảng ủy, Ban Giám hiệu và cán bộ chủ chốt Trường đại học Nghệ thuật, Đại học Huế.

Cần phát huy vai trò của cơ sở đào tạo nghệ thuật hàng đầu
Mở ra cơ hội giao lưu nghệ thuật cho người trẻ

Là hoạt động thường niên, triển lãm mỹ thuật trẻ vừa là sân chơi, vừa là cơ hội để các họa sĩ tuổi đời dưới 45 của Thừa Thiên Huế bộc lộ tài năng, chứng tỏ hoạt động nghệ thuật của bản thân với giới chuyên môn và những người yêu “nghệ thuật của cái đẹp” Cố đô.

Mở ra cơ hội giao lưu nghệ thuật cho người trẻ
Đến bảo tàng để thêm yêu văn hóa truyền thống

Bảo tàng Mỹ thuật Huế không chỉ là không gian trưng bày các triển lãm thu hút công chúng tham quan, mà những năm qua, nơi này đã trở thành điểm đến như một trường học trải nghiệm cho các em học sinh. Không chỉ hiểu thêm về nghệ thuật như hội họa, sắp đặt…, các em còn được nhập vai để cho ra tác phẩm theo cách của riêng mình.

Đến bảo tàng để thêm yêu văn hóa truyền thống

TIN MỚI

Return to top