ClockThứ Hai, 16/10/2023 18:38

“Bảo tàng kỹ thuật số” đầu tiên ở Việt Nam đón khách từ 20/10

TTH.VN - Không gian trưng bày, trải nghiệm nghệ thuật kỹ thuật số đầu tiên của Việt Nam với cái tên Sống Lab được thiết kế như một bảo tàng sẽ ra mắt công chúng vào ngày 20/10 tới.

Bảo tàng là nơi triển khai chương trình giáo dục lịch sử, văn hóa cho người dânNhững kỷ vật đằng sau cánh cửa Bàn luận về văn hóa và kiến trúc từ góc nhìn di sản

Bên trong không gian Sống Lab sẽ đón khách từ 20/10 

Ngày 16/10, đại diện không gian Sống Lab (trụ sở tại Trung tâm thương mại Hùng Vương, đường Bà Triệu, TP. Huế) cho biết đã cho chạy thử chương trình trải nghiệm nghệ thuật số đầu tiên của Việt Nam và sẵn sàng đón khách tham quan từ ngày 20/10. Đây là nơi đầu tiên trên cả nước có một chương trình trải nghiệm nghệ thuật kỹ thuật số hiện đại, mới lạ như vậy.

Không gian Sống Lab có diện tích hơn 1.000m2 gồm 5 phòng tham quan, trưng bày với tổng mức đầu tư khoảng 50 tỉ đồng. 

Mỗi căn phòng được trang bị hệ thống đèn lazer, màn hình, loa…hiện đại để phù hợp với mục đích trưng bày, trình diễn khác nhau như: có phòng trình chiếu trên màn hình, có phòng kết hợp với nghệ thuật sắp đặt, có phòng trải nghiệm nghệ thuật nhập vai…

Sống Lab hiện đang trưng bày 5 tác phẩm kỹ thuật số là: Đâm chồi nảy lộc, Hồng Sắc Long, Mọi miền tiềm thức, Một trăm và Như một dòng chảy

5 tác phẩm trên đều là tác phẩm nghệ thuật được thể hiện dưới dạng phim đồ họa 3D kết hợp âm thanh và nghệ thuật trình chiếu ánh sáng lên không gian (3D Mapping).

Để thưởng thức tác phẩm, người xem sẽ được đưa vào một phòng kín đầy màu sắc với âm thanh sống động. Tùy vào từng gian phòng, người xem có thể tự chạm vào các màn hình, bức tường hoặc chỉ đơn giản là ngồi xuống thưởng thức, suy ngẫm về dụng ý nghệ thuật của tác giả.

Anh Dương Đỗ - nhà sáng lập Sống Lab, cho biết, không gian trải nghiệm nghệ thuật kỹ thuật số không phải mới xuất hiện ở trên thế giới. Hiện nay ở nhiều đô thị loại A tại nhiều quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore… đều có cho mình những bảo tàng nghệ thuật kỹ thuật số hiện đại và thu hút rất đông lượng khách du lịch đến tham quan.

Theo anh Dương, không gian trải nghiệm nghệ thuật kỹ thuật số ở Huế được đầu tư xây dựng theo phong cách như một bảo tàng kỹ thuật số trên thế giới. Ngoài trưng bày nghệ thuật trình chiếu, nơi đây hứa hẹn sẽ là nơi trưng bày, trình diễn những loại hình nghệ thuật khác như ca nhạc, điêu khắc, tranh, nghệ thuật sắp đặt…

“Tôi chọn Huế bởi vì vùng đất này có rất nhiều bảo tàng và ngồn ngộn cảm xúc nghệ thuật. Các tác phẩm tại Sống Lab cũng được lấy cảm hứng từ văn hóa của vùng đất này. Chúng tôi hi vọng sau khi đưa vào hoạt động, Sống Lab sẽ là một trung tâm nghệ thuật sáng tạo, một điểm đến thú vị với những du khách muốn trải nghiệm nghệ thuật hoàn toàn mới lạ khi đến Huế”, anh Dương nói.

MINH LINH
ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Giá trị lý luận và thực tiễn xây dựng, phát triển văn hóa, con người tại Thừa Thiên Huế

Hội thảo khoa học "Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Giá trị lý luận và thực tiễn xây dựng, phát triển văn hóa, con người tại Thừa Thiên Huế" do Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp Hội Khoa học Lịch sử Thừa Thiên Huế, Trường Đại học Sư phạm (Đại học Huế) tổ chức chiều 22/11 tại TP. Huế. Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Trưởng ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương Nguyễn Khoa Điềm; Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam tỉnh Nguyễn Thị Ái Vân, cùng đại diện lãnh đạo các sở ban ngành, đông đảo các chuyên gia, nhà nghiên cứu tham dự.

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Giá trị lý luận và thực tiễn xây dựng, phát triển văn hóa, con người tại Thừa Thiên Huế
Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với cách mạng miền Nam

Hơn 100 hình ảnh, tài liệu, trong đó có nhiều tài liệu lần đầu tiên đã được giới thiệu, công bố đến công chúng tại triển lãm chuyên đề “Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với cách mạng miền Nam”, khai mạc sáng 15/11 tại Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế (7 Lê Lợi, TP. Huế).

Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với cách mạng miền Nam
“Trước nhà có cây hoàng mai” du hành phương Bắc

Tập tùy bút, ghi chép “Trước nhà có cây hoàng mai: Những ghi chép về Huế - xứ sở phong rêu kiêu sa” (NXB Phụ Nữ Việt Nam) đã được tác giả - nhà báo Minh Tự giới thiệu đến công chúng, những người yêu sách tại Phố sách Hà Nội (Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).

“Trước nhà có cây hoàng mai” du hành phương Bắc
Cơ hội dành cho doanh nghiệp khi Huế là thành phố trực thuộc Trung ương

Trở thành thành phố trực thuộc Trung ương là một sự kiện lớn của Thừa Thiên Huế. Sự kiện này mở ra cơ hội để Huế phát triển mạnh mẽ kinh tế - xã hội (KT-XH). Tuy nhiên, còn ít doanh nghiệp (DN) có kế hoạch tận dụng bối cảnh này để phát triển, mở rộng quy mô.

Cơ hội dành cho doanh nghiệp khi Huế là thành phố trực thuộc Trung ương
Huế hội tụ đủ các điều kiện để trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

Trong khuôn khổ Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV, sáng 31/10 đã diễn ra phiên thảo luận tại tổ về Đề án thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương. Các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đồng tình, ủng hộ cao đối với Đề án thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương (Đề án); đồng thời cho rằng, Huế xứng đáng trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Huế hội tụ đủ các điều kiện để trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

TIN MỚI

Máy ảnh Fujifilm X-T5
Return to top