ClockThứ Sáu, 07/09/2018 11:33

Chiêm ngưỡng rồng – phượng trên bảo vật triều Nguyễn

TTH.VN - Đó cũng là tên triển lãm vừa được Bảo tàng Lịch sử quốc gia và Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp khai mạc vào sáng 7/9, tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế.

Giới thiệu với đại biểu về những cổ vật có trang trí rộng - phượng

Cổ vật được trưng bày tại triển lãm lần này là những vật dụng dùng trong đời sống sinh hoạt, lễ nghi cung đình triều Nguyễn, được làm từ các chất liệu quý hiếm như: vàng, bạc, đá quý, ngọc, đồi mồi, gồm 4 nhóm: biểu trưng quyền lực, đồ thờ tự và nghi lễ, văn phòng tứ bảo và đồ sinh hoạt.

Mũ thượng triều của vua có trang trí hình tượng rồng

Huế là kinh đô của vương triều Nguyễn (1802-1945), cũng là kinh đô cuối cùng của Việt Nam dưới thời quân chủ. Thời Nguyễn, nổi bật và phổ biến nhất trong các hình tượng nghệ thuật của Huế là Tứ linh (bốn con vật thiêng, gồm: Long (rồng); phượng (phượng hoàng), lân (kỳ lân) và linh quy (rùa thiêng), và tiêu biểu nhất trong tứ linh là rồng và phượng.

Rồng xuất hiện trong nghệ thuật Việt rất sớm, nhưng phải đến thời Nguyễn, hình tượng rồng mới đạt đến sự phong phú tối đa về đề tài, chất liệu và hình thức biểu đạt. Cũng như rồng, phượng hoàng hay phượng là một hình tượng đặc biệt trong văn hóa Việt. Nhưng không như rồng, vốn có nguồn gốc từ phương Bắc, phượng hoàng có thể là sản phẩm của cư dân phương Nam.

Lưu giữ hình ảnh rồng trên cổ vật triều Nguyễn

“Có thể nói, hình tượng rồng – phượng thời Nguyễn đã được các nghệ nhân đương thời thể hiện trên nhiều chất liệu khác nhau. Ngoài biểu trưng cho quyền uy, hình tượng rồng – phượng còn là lời cầu mong sự trường trị, phồn thịnh của chế độ. Từ nghệ thuật truyền thống, linh vật rồng – phượng đã đi vào mỹ thuật cung đình, được tối ưu hóa để mang hình ảnh của quyền lực tối cao của vương quyền. Đồng thời cũng là biểu trưng cho sự khai mở, cho khát vọng một xã hội thái bình, thịnh trị. Linh vật rồng – phượng thời Nguyễn đã để lại một di sản đồ sộ về mặt tạo hình, là biểu tượng đa chiều của văn hóa Việt Nam. Đây thật sự là những báu vật vô giá không chỉ chứa đựng những giá trị về mặt lịch sử, văn hóa, nghệ thuật của một thời đại mà còn phản ánh tài năng và sự sáng tạo của các nghệ nhân Việt Nam trong việc chế tác các sản phẩm thủ công mỹ nghệ dưới thời quân chủ”, TS. Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế giới thiệu.

Tin, ảnh: Đồng Văn

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Dấu ấn Phật giáo trên cổ ngoạn”

Hưởng ứng Festival mùa thu Huế 2024 và nhân Lễ Vu lan năm Giáp Thìn, Bảo tàng Đồ sứ kí kiểu thời Nguyễn tại số 114 đường Mai Thúc Loan, TP. Huế tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Dấu ấn Phật giáo trên cổ ngoạn” vào sáng 15/8.

“Dấu ấn Phật giáo trên cổ ngoạn”
Chờ cổ vật “tụ hội” ở Huế

Ngày 22/6 này, hơn 150 hiện vật thuộc các bộ sưu tập của 29 nhà sưu tầm cổ vật Bắc – Trung – Nam sẽ tụ hội về Triển lãm “Cổ vật hội tụ” diễn ra tại điện Kiến Trung (Đại Nội Huế).

Chờ cổ vật “tụ hội” ở Huế
Hình tượng rồng qua nét cọ vẽ

Phòng tranh con giáp do Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế và họa sĩ Đặng Mậu Tựu thực hiện đã đem đến cho công chúng yêu nghệ thuật những góc nhìn thú vị về rồng - loài linh vật trong truyền thuyết.

Hình tượng rồng qua nét cọ vẽ
Giấc mơ rồng Huế

Tết Nguyên đán 2024 là mở đầu của năm Giáp Thìn. Ước vọng cho năm mới thường là một giấc mơ. Nếu có chăng một giấc mơ cho Huế trong năm Thìn, thì có thể gọi tên là “Giấc mơ Rồng Huế”!

Giấc mơ rồng Huế
Cặp linh vật rồng khổng lồ chào đón Tết Giáp Thìn

Một cặp rồng với kích thước lớn - linh vật biểu tượng của năm Thìn đang được tạo hình trước sự tò mò của người dân lẫn du khách. Cặp rồng này được đặt tại không gian khoảng sân lớn đối diện cổng Trường Quốc Học trên đường Lê Lợi, TP. Huế.

Cặp linh vật rồng khổng lồ chào đón Tết Giáp Thìn
Return to top