ClockThứ Năm, 23/10/2014 00:18

Chờ một thực đơn đúng nghĩa

TTH - Không lâu nữa, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế sẽ trình làng một sản phẩm cơm vua dưới sự cố vấn của nghệ nhân Hồ Thị Hoàng Anh.

Cố gắng chuẩn hóa

TS. Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm BTDTCĐ Huế, bày tỏ quan điểm: “Huế hiện nay đâu đâu cũng có dịch vụ cơm vua và làm rất dễ dãi do sản phẩm được khai thác ồ ạt, thiếu định hướng. Chúng ta cần chấn chỉnh tình trạng này nếu không thương hiệu cơm vua của ẩm thực cung đình Huế sẽ bị mất”.

Khách dự ngự yến trong Đêm Hoàng Cung. Ảnh: Võ Nhân

Từ thành công bước đầu của chương trình Ngự yến hoàng cung tại Festival Huế 2014, Trung tâm BTDTCĐ Huế tiếp tục mời nghệ nhân Hồ Thị Hoàng Anh làm cố vấn và phối hợp với khách sạn Duy Tân thực hiện thực đơn cơm vua có 6 món theo đúng nguyên bản của triều Nguyễn. Trung tâm BTDTCĐ Huế đang tiếp tục nghiên cứu và vận dụng các tư liệu ghi chép của triều Nguyễn, tư liệu hình ảnh và nhân chứng để bổ sung, hoàn thiện thêm cho sản phẩm cơm vua mà đơn vị xây dựng. Đồng thời, cố gắng chuẩn hoá một bữa tiệc cung đình từ khâu đón tiếp, cách tổ chức các trò chơi cung đình, biểu diễn nhã nhạc và trang trí không gian…

Về chuyện làm cơm vua, nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân cho rằng, chúng ta không thiếu tư liệu quý về ẩm thực cung đình, cũng không thiếu người tài để chuyển tư liệu ấy thành thế mạnh cho du lịch, nhưng chúng ta thiếu vai trò “nhạc trưởng”. Gần với quan điểm này, nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Hoa cũng nói rõ: “Ở Thừa Thiên Huế, vấn đề là còn tồn tại có khoảng cách giữa các nhà nghiên cứu khoa học, nghiên cứu văn hoá với các nhà quản lý và người làm kinh tế”. Theo ông Hoa, có thể không thể phục dựng lại y nguyên các món ăn của vua như sách vở ghi lại, nhưng lại hoàn toàn có thể chọn lọc những món phù hợp với thực tiễn để thực hiện và đảm bảo sự tinh tế, độc đáo. Ít ra, sản phẩm phục dựng ấy phải phản ánh được tinh thần của văn hoá xưa.

Là người có nhiều công trình nghiên cứu về văn hoá ẩm thực Huế, TS. Trần Đình Hằng - Giám đốc Phân viện Văn hoá Nghệ thuật miền Trung, góp ý: “Điểm then chốt không chỉ là khắc phục việc món ăn chưa tới đầu tới đũa, mà cái quan trọng nữa chính là tổ chức không gian như thế nào. Với cơm vua, cần phải tái hiện được không gian mà khi bước chân vào đó, người ta khám phá được cái thần tinh tuý nhất. Làm được điều này, tất cả phải có sự liên quan chặt chẽ giữa người có ý tưởng, người thực hiện ý tưởng và cả thực khách”.

Cơm vua phải được bảo hộ

Theo TS. Phan Thanh Hải, điều ông quan tâm nhất hiện nay chính là việc đăng ký bản quyền bảo hộ cho sản phẩm cơm vua 6 món mà Trung tâm BTDTCĐ Huế đang xây dựng. Chỉ khi có bản quyền bảo hộ thì sản phẩm cơm vua với thực đơn này mới không bị lợi dụng để làm sai lệch chất lượng, cũng như làm mất đi thương hiệu cơm vua đúng nghĩa.

Nhà nghiên cứu văn hoá Nguyễn Đắc Xuân đề xuất: Hơn lúc nào hết, Thừa Thiên Huế đang cần sự nhập cuộc của Nhà nước trong việc giới thiệu sản phẩn của địa phương thành một mẫu chuẩn, đúng đặc trưng của từng món và phải có sự giám sát chặt chẽ. Nếu điểm kinh doanh nào không tuân thủ đúng cách chế biến thực đơn, sử dụng không đúng các dụng cụ đi kèm thì phải mạnh dạn loại ra khỏi “cuộc chơi”. Quan trọng nhất là không được tuỳ tiện với các giá trị truyền thống và không được dung tục hoá những giá trị ấy.

Thu Thủy
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trong nỗi hoài vọng cố hương

Nhà thơ Triệu Nguyên Phong quê ở Triệu Phong, Quảng Trị, nhưng ông sinh ra và lớn lên tại Thừa Thiên Huế. Ông cũng là hội viên Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế. Cuối năm 2023, nhà thơ Triệu Nguyên Phong vừa ra mắt độc giả tập thơ thứ bảy của mình “Theo bóng ta về”, do NXB Thuận Hóa ấn hành. Các tập thơ trước đó gồm: “Say đắng” (2005), Nắng và mưa (2006), Ta và bóng (2009), Rơm rạ chiều quê (2011), Ngược dòng trăng (2013), Ta tìm ta giữa đời (2017).

Trong nỗi hoài vọng cố hương
“Giáo dục di sản”- học mà chơi, chơi mà học

Vui vẻ, hào hứng, bổ ích là những cảm nhận của những “du khách học trò” sau khi tham gia chương trình “Giáo dục di sản” (GDDS) do Bảo tàng Cổ vật cung đình (CVCĐ) Huế tổ chức.

“Giáo dục di sản”- học mà chơi, chơi mà học
Xe không chỉ để đi

Nghe chồng bảo sắm ô tô, chị ngơ ngác, mồm mắt tròn xoe, giọng như hụt hơi: “Đi đâu mà mua xe?”. Anh cười, cái đầu húi cua lắc nhẹ, vẻ khó hiểu cùng lời nghi vấn cao ngạo: “Sao hỏi ngớ ngẩn thế?”. Nói rồi, anh đưa mắt nhìn con đường trước nhà, với dãy ô tô nối dài, tít đến đằng xa.

Xe không chỉ để đi
Tự hào quốc hiệu Việt Nam

“Quốc hiệu Việt Nam là tài sản tinh thần vô giá và linh thiêng của dân tộc Việt Nam, là niềm tự hào của mỗi người dân nước Việt. Từ trong sâu thẳm tâm thức của mình, tôi tự hào là người Việt Nam”, nhà nghiên cứu Huế Dương Phước Thu đã chia sẻ như thế nhân kỷ niệm 220 năm quốc hiệu Việt Nam.

Tự hào quốc hiệu Việt Nam
Phát động ủng hộ Quỹ Bảo tồn Di sản

Ngày 4/5, Trường Cao đẳng (CĐ) Huế tổ chức Hội nghị quán triệt Chỉ thị 42-CT/TU của Tỉnh ủy, thông tin về “Định hướng xây dựng, phát triển Thừa Thiên Huế đến 2030, tầm nhìn đến năm 2045” và phát động ủng hộ Quỹ Bảo tồn Di sản Huế.

Phát động ủng hộ Quỹ Bảo tồn Di sản

TIN MỚI

Return to top