ClockThứ Năm, 05/04/2012 11:19

Chuyện về một loài hoa

TTH - Hồi nhỏ ở quê, bọn trẻ chúng tôi thấy loài hoa ấy thường mọc ở bờ rào, bờ dậu hoặc ở những mảnh đất cằn hoang, nơi được gọi là đất…chó ị. Chẳng biết có phải vì thế không mà người ta gọi luôn nó là “Cây hoa cứt chó”. Tên chẳng lấy gì làm hay, trong lúc những cây hoa khác cũng thường thôi mà được đặt những cái tên thật “oách” như Cây hoa hoàng hậu, Cây đại tướng quân…Thật chẳng công bằng chút nào! Nhưng bọn trẻ cũng không lấy làm điều lạ vì chúng bạn chung quanh mình có đứa tên cũng “kỳ”, như đứa bạn cạnh nhà tôi, là con út, được bố mẹ đặt tên là “Cu Cọt”, một đứa khác nghe bảo mẹ đẻ rơi trên đường nên được gọi là “Con Rớt”… Đó là chưa kể, có nhà muốn con cái được yên, đã đặt tên con thật xấu để cho ma quỷ khỏi để ý tới. Còn lũ trẻ thì mải mê chơi đùa hồn nhiên, chẳng hơi đâu mà nghĩ đến chuyện tên xấu tên đẹp làm gì!

Trở lại cây hoa nói trên, hàng ngày đi ra đi vào đều nhìn thấy nó, lâu dần thành quen, thấy cũng hay hay. Lá cây màu xanh đậm, mọc đối, có mùi thơm cay dễ chịu. Hoa mọc thành chùm, mỗi cành hoa có hai, ba bông hoa; các bông hoa to bằng cái chén uống nước nhỏ (loại chén mắt trâu). Mỗi bông hoa lại gồm nhiều hoa nhỏ mọc thành từng vòng tròn (sau này học lên các lớp trên, chúng tôi mới biết đó là kiểu vòng tròn đồng tâm). Hoa nở hầu như cả bốn mùa. Cái hay của những bông hoa này là mỗi vòng hoa nhỏ lớn dần lên, từ ngoài vào trong, lại biến đổi màu theo thời gian; đầu tiên khi mới nở có màu tim tím, trăng trắng, ít ngày sau hoa lớn dần thì vòng hoa nhỏ phía ngoài chuyển dần sang màu vàng nhạt, rồi màu vàng nghệ, màu đỏ, rồi màu đỏ thẫm. Trên bờ dậu, cây hoa này mọc cùng các cây khác, chúng dựa vào nhau mà lên. Khi hoa nở, cả bờ dậu như một bó hoa nhiều màu trông thật đẹp. Có thể vì thế mà người dân quê trồng cây hoa này chăng? Một thời gian sau quả chín. Quả chín đen tròn như hạt đậu, bọn trẻ hái ăn nhâm nhi vì thấy ngòn ngọt…

Rồi chúng tôi lớn lên mỗi người mỗi ngả… Một hôm ở vùng quê xa, tình cờ tôi gặp lại cây hoa ngày xưa… Và ngạc nhiên hơn khi thấy cây hoa có cái tên xấu xí năm nào được những người nhân hậu gọi là “Cây hoa ngũ sắc”. Ngẫm ra cũng đúng và lại hay nữa vì cây này, hoa trước hoa sau chuyển màu dần theo từng ngày nên nhìn cả bờ hoa có năm màu thật!
 
Hiện nay một số nhà hàng, khách sạn ở thành phố đưa cây hoa ngũ sắc vào trồng làm cảnh, chắc thấy cây hoa dại có nhiều màu khá đẹp. Cách nay ít lâu, thấy bà cụ hàng xóm bảo đứa cháu nội ra lấy cây hoa ngũ sắc ở vệ đường về trồng làm cảnh. Cụ bảo cây này dễ trồng, có hoa đẹp, lại có thể lấy lá làm thuốc chữa bệnh tai mũi họng nữa… Thế là cây hoa năm nào giờ đã có thể ngẩng mặt với đời! Chẳng biết còn những cây hoa dại nào nữa được đổi đời, đổi tên như nó?

Nguyễn Xuân Châu

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trong nỗi hoài vọng cố hương

Nhà thơ Triệu Nguyên Phong quê ở Triệu Phong, Quảng Trị, nhưng ông sinh ra và lớn lên tại Thừa Thiên Huế. Ông cũng là hội viên Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế. Cuối năm 2023, nhà thơ Triệu Nguyên Phong vừa ra mắt độc giả tập thơ thứ bảy của mình “Theo bóng ta về”, do NXB Thuận Hóa ấn hành. Các tập thơ trước đó gồm: “Say đắng” (2005), Nắng và mưa (2006), Ta và bóng (2009), Rơm rạ chiều quê (2011), Ngược dòng trăng (2013), Ta tìm ta giữa đời (2017).

Trong nỗi hoài vọng cố hương
“Giáo dục di sản”- học mà chơi, chơi mà học

Vui vẻ, hào hứng, bổ ích là những cảm nhận của những “du khách học trò” sau khi tham gia chương trình “Giáo dục di sản” (GDDS) do Bảo tàng Cổ vật cung đình (CVCĐ) Huế tổ chức.

“Giáo dục di sản”- học mà chơi, chơi mà học
Xe không chỉ để đi

Nghe chồng bảo sắm ô tô, chị ngơ ngác, mồm mắt tròn xoe, giọng như hụt hơi: “Đi đâu mà mua xe?”. Anh cười, cái đầu húi cua lắc nhẹ, vẻ khó hiểu cùng lời nghi vấn cao ngạo: “Sao hỏi ngớ ngẩn thế?”. Nói rồi, anh đưa mắt nhìn con đường trước nhà, với dãy ô tô nối dài, tít đến đằng xa.

Xe không chỉ để đi
Tự hào quốc hiệu Việt Nam

“Quốc hiệu Việt Nam là tài sản tinh thần vô giá và linh thiêng của dân tộc Việt Nam, là niềm tự hào của mỗi người dân nước Việt. Từ trong sâu thẳm tâm thức của mình, tôi tự hào là người Việt Nam”, nhà nghiên cứu Huế Dương Phước Thu đã chia sẻ như thế nhân kỷ niệm 220 năm quốc hiệu Việt Nam.

Tự hào quốc hiệu Việt Nam
Phát động ủng hộ Quỹ Bảo tồn Di sản

Ngày 4/5, Trường Cao đẳng (CĐ) Huế tổ chức Hội nghị quán triệt Chỉ thị 42-CT/TU của Tỉnh ủy, thông tin về “Định hướng xây dựng, phát triển Thừa Thiên Huế đến 2030, tầm nhìn đến năm 2045” và phát động ủng hộ Quỹ Bảo tồn Di sản Huế.

Phát động ủng hộ Quỹ Bảo tồn Di sản

TIN MỚI

Return to top