ClockThứ Năm, 02/06/2022 12:30

Đổi thay từ lễ hội vùng cao

TTH - Không còn cảnh rùng rợn đâm trâu ở lễ hội mừng lúa mới của người đồng bào Cơ Tu xã Thượng Long, huyện vùng cao Nam Đông, thay vào đó dân làng tạo nên một con trâu bằng xốp tượng trưng để thực hiện nghi lễ.

Độc đáo lễ hội Mừng lúa mới của người Cơ Tu vùng cao Nam Đông

Không còn cảnh đâm trâu thật như trước, thay vào đó người Cơ Tu tạo ra một con trâu mô hình bằng xốp để tái hiện lễ hội

“Mọi thứ thay đổi, cuộc sống thay đổi nên lễ hội cũng phải thay đổi cho phù hợp, thích ứng với đời sống hiện đại”, các già làng và bà con đồng bào Cơ Tu xã Thượng Long đã chi sẻ như thế, khi được hỏi về việc không có cảnh đâm trâu như trước. Dân làng tự nguyện bỏ hẳn một tục lệ vốn đã tồn tại như một nét văn hóa ngàn đời, việc tưởng chừng không hề dễ dàng.

 Không phải chỉ lễ mừng lúa mới, nghi thức đâm trâu ngày trước còn diễn ra ở các dịp quan trọng khác của đồng bào Cơ Tu như lễ tạ ơn, lễ cưới xin... Đó được xem như điểm nhấn quan trọng, mang ý nghĩa tạ ơn các vị thần đã phù hộ cho dân làng một năm qua làm ăn được mùa, con cháu khỏe mạnh. Tuy nhiên, nghi thức này ngày nay không còn phù hợp với đời sống cộng đồng ở thời điểm hiện đại. Nghi thức này từng gợi những điều không hay, rùng rợn, liên quan đến bạo lực và trở thành đề tài được bình luận, phản biện trong một thời gian dài trước khi các cơ quan chức năng đưa ra kết luận cuối cùng là các địa phương cần phải thay đổi hình thức thực hiện.

Đứng trước sân nhà Gươl cũng là trụ sở của Phòng Văn hóa – Thông tin huyện Nam Đông, già làng A Lăng Kơ Lói, 80 tuổi, người Cơ Tu xã Thượng Long chỉ tay hướng ánh nhìn chúng tôi ra phía trước cột lễ - nơi chuẩn bị tái hiện nghi lễ. Nơi đó, có một con trâu  nhưng không phải trâu thật như trước, thay vào đó dân làng chuẩn bị một con trâu giả được làm bằng xốp để tái hiện nghi lễ. Già làng bảo rằng, tục lệ đâm trâu thật không còn phù hợp, không đẹp mắt và khi được chính quyền vận động bà con đã thay đổi.

Rất nhiều du khách đến tham dự lễ hội tỏ ra bất ngờ, vừa tỏ vẻ hài lòng với sự thay đổi này. Việc cảnh đâm trâu phản cảm được dẹp bỏ, nhưng vẫn có một “con trâu khác” ngay giữa sân Nhà Gươl đáp ứng nhu cầu lễ hội vừa hợp tình, hợp lý. “Mọi nghi lễ vẫn được giữ nguyên, chỉ có đâm trâu thật là không còn. Nhưng lễ hội vẫn diễn ra một cách trang nghiêm, đáp ứng nhu cầu chuyển tải nét văn hóa riêng của người đồng bào Cơ Tu. Tôi cho rằng đây là một sự thay đổi hay”, anh Nguyễn Nhân, một du khách tham gia lễ hội chia sẻ.

Tuy là con trâu giả, nhưng người đâm trâu vẫn thật. Đó là người có uy tín trong bản làng, có sức khỏe tốt với những nhát đâm vô cùng chính xác, thể hiện được thần sắc, tình cảm với thần linh, phù hộ cho dân làng một vụ mùa mới tiếp tục ấm no, hạnh phúc. Cứ thế, nghi lễ được tái hiện một cách thuần thục, trong tiếng reo vui, hoan ca của dân làng.

Ông Dương Thanh Phước, Phó Chủ tịch UBND huyện Nam Đông kể rằng, nghi thức đâm trâu không chỉ ở lễ hội mừng lúa mới mà còn ở nhiều lễ hội khác của người đồng bào Cơ Tu trên địa bàn đã chính thức loại bỏ từ năm 2016. Theo ông Phước, ban đầu việc tuyên truyền người dân, đồng bào bỏ nghi thức này gặp rất nhiều khó khăn, nhiều người có ý kiến phản đối, thậm chí bị phản ứng lại. “Tuy nhiên, huyện đã tổ chức nhiều hội nghị, cuộc gặp gỡ với già làng, trưởng bản, những người có uy tín để tuyên truyền, vận động, giải thích về việc cần thiết phải bỏ tục đâm trâu này. Thông qua những người này, qua thời gian đồng bào đã hiểu và thay đổi, tiến tới không còn tục này”, ông Phước kể lại.

Tuy nhiên, để đảm bảo tính nguyên bản, bà con đồng bào thay thể con trâu thật bằng con trâu mô hình để thực hành nghi lễ. Việc này vừa đảm bảo tính văn minh, vừa để cho con cháu thế hệ sau biết được nội dung lễ hội cũng như hiểu biết được nguồn cội lịch sử, văn hóa.

Bài, ảnh: NHẬT MINH

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Người trẻ khắc họa bản sắc dân tộc

“Tôi muốn mỗi tác phẩm của mình không chỉ đẹp, mà còn phải kể được câu chuyện của người Cơ Tu, về cuộc sống, tín ngưỡng và những giá trị truyền thống mà cha ông để lại” - Phạm Văn Vệ, một chàng trai 26 tuổi với đam mê khắc họa bản sắc dân tộc qua từng đường nét gỗ chạm, chia sẻ.

Người trẻ khắc họa bản sắc dân tộc
Phiên chợ vùng cao góp phần quảng bá sản phẩm địa phương

Những phiên chợ vùng cao tại Thừa Thiên Huế đang dần khẳng định vị trí đặc biệt trong đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Đây là nơi để bà con trao đổi hàng hóa, góp phần quảng bá sản phẩm địa phương, đồng thời phát triển du lịch và tạo động lực nâng cao đời sống kinh tế - xã hội.

Phiên chợ vùng cao góp phần quảng bá sản phẩm địa phương
Đoàn cơ sở “3 chủ động” tại vùng cao A Lưới

Với mô hình Đoàn cơ sở “3 chủ động”, các tổ chức cơ sở đoàn trên địa bàn huyện A Lưới đã tạo chuyển biến tích cực trong phong trào đoàn, cũng như công tác đoàn kết tập hợp đoàn viên, thanh niên.

Đoàn cơ sở “3 chủ động” tại vùng cao A Lưới
Thị xã trẻ

Đi trên những con đường mới, ngắm nhìn những ngôi nhà dáng vẻ hiện đại và không ít công trình phúc lợi dân sinh bề thế hiện hữu ở Phong Điền cho thấy nơi đây đang vươn mình mạnh mẽ, xứng tầm đô thị động lực phía bắc của tỉnh.

Thị xã trẻ
"Mẹ Lành" của học trò vùng cao

Hai từ “mẹ Lành” thân thương được nhiều trẻ gọi cô Mai Thị Mộng Lành (Trường mầm non Xuân Lộc, huyện Phú Lộc) không phải tự nhiên mà có. Ngoài giờ trên lớp, cô giáo Lành còn dành thời gian đến nhà thăm hỏi gia đình của các cháu. Đến buổi chiều vào giờ tan trường, có những trẻ mà ba mẹ đi làm rẫy chưa kịp về, cô Lành lại chở các cháu về nhà. Dù đường bản đi lại còn nhiều khó khăn, nhưng không làm khó được cô giáo dáng người nhỏ nhắn.

Mẹ Lành của học trò vùng cao

TIN MỚI

Return to top