ClockChủ Nhật, 09/11/2014 14:58

Giúp bạn?!

TTH - Đứa cháu gái gọi tôi là cậu học giỏi và viết chữ đẹp. Nét chữ nết người nên ai xem vở học của cháu cũng thích và khen. Thế nhưng khả năng viết đẹp của cô học trò lớp 4 cũng có lúc đem lại không vui cho cháu và người thân.

Chuyện là, cháu nhanh trí lại chăm chỉ nên luôn hoàn thành các bài tập ở lớp kịp thời; cứ hết giờ học, mẹ cháu có mặt ở cổng trường là đón con được ngay, không phải chờ. Thế rồi có một dạo, mẹ cháu phải chờ rất lâu mà không thấy con ra về, cả khi sân trường đã vắng học sinh. Nghe mẹ hỏi lý do về trễ, cô bé lúng túng, loanh quanh khiến người mẹ biết ngay là con nói không thật. Đã thế, mẹ cháu càng gặng hỏi và được biết, cháu ra về muộn là bởi, sau khi viết xong bài cho mình, cháu còn viết giùm (vào vở để thi vở sạch chữ đẹp) cho một bạn khác. Nghe mẹ trách “chuyện như thế, sao lại ấp úng rồi nói dối?”; cháu thật thà: “Cô bảo, viết giúp cho bạn nhưng đừng nói với ai.” Cháu còn cho biết, cô giáo ghép thành một số “đôi bạn học tập” để giúp nhau như vậy nên lớp cháu luôn dẫn đầu khối lớp 4 về “vở sạch chữ đẹp”.

Mẹ cháu tìm hiểu và được biết, người bạn mà con mình thường viết giùm là con của một gia đình giàu có, luôn “quan tâm” “chăm sóc” cô giáo. Có lẽ một phần nhờ thế mà cháu này học bình thường nhưng luôn có tên trong tốp đầu học giỏi của lớp. Riêng chấm điểm “vở sạch chữ đẹp”, cháu đứng đầu lớp; trong khi người bạn viết giùm cho cháu thì được xếp thứ hạng thấp hơn nhiều. Không dám hỏi cô giáo, cháu tôi đành thắc mắc với mẹ: “Con viết cho mình và cho bạn giống y nhau nhưng sao vở bạn ấy đứng nhất lớp còn con thì không, hả mẹ?” Mẹ cháu lúng túng, không trả lời được, đành an ủi con mấy câu chung chung.
Cô bảo trò giúp bạn như thế thì khác nào hại bạn. Càng hại hơn, sự giúp đỡ này cũng đồng nghĩa truyền “căn bệnh thành tích” vào con trẻ và “tập” cho các cháu “thích nghi” với những bất công và cách sống không trung thực!
Nguyễn Trọng Hoạt
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Giáo dục di sản”- học mà chơi, chơi mà học

Vui vẻ, hào hứng, bổ ích là những cảm nhận của những “du khách học trò” sau khi tham gia chương trình “Giáo dục di sản” (GDDS) do Bảo tàng Cổ vật cung đình (CVCĐ) Huế tổ chức.

“Giáo dục di sản”- học mà chơi, chơi mà học
Xe không chỉ để đi

Nghe chồng bảo sắm ô tô, chị ngơ ngác, mồm mắt tròn xoe, giọng như hụt hơi: “Đi đâu mà mua xe?”. Anh cười, cái đầu húi cua lắc nhẹ, vẻ khó hiểu cùng lời nghi vấn cao ngạo: “Sao hỏi ngớ ngẩn thế?”. Nói rồi, anh đưa mắt nhìn con đường trước nhà, với dãy ô tô nối dài, tít đến đằng xa.

Xe không chỉ để đi
Tự hào quốc hiệu Việt Nam

“Quốc hiệu Việt Nam là tài sản tinh thần vô giá và linh thiêng của dân tộc Việt Nam, là niềm tự hào của mỗi người dân nước Việt. Từ trong sâu thẳm tâm thức của mình, tôi tự hào là người Việt Nam”, nhà nghiên cứu Huế Dương Phước Thu đã chia sẻ như thế nhân kỷ niệm 220 năm quốc hiệu Việt Nam.

Tự hào quốc hiệu Việt Nam
Phát động ủng hộ Quỹ Bảo tồn Di sản

Ngày 4/5, Trường Cao đẳng (CĐ) Huế tổ chức Hội nghị quán triệt Chỉ thị 42-CT/TU của Tỉnh ủy, thông tin về “Định hướng xây dựng, phát triển Thừa Thiên Huế đến 2030, tầm nhìn đến năm 2045” và phát động ủng hộ Quỹ Bảo tồn Di sản Huế.

Phát động ủng hộ Quỹ Bảo tồn Di sản
Khai mạc Trại sáng tác Văn học “Vinh Xuân – Mùa biển gọi”

Chiều 3/5 tại UBND xã Vinh Xuân (Phú Vang) diễn ra lễ khai mạc Trại sáng tác Văn học “Vinh Xuân – Mùa biển gọi” năm 2024 do Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế (thuộc Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế) phối hợp UBND xã Vinh Xuân tổ chức.

Khai mạc Trại sáng tác Văn học “Vinh Xuân – Mùa biển gọi”
Return to top