ClockThứ Bảy, 17/03/2018 13:15

Huế an yên của tôi

TTH - Hoặc là Huế quá nhỏ, hay không phù hợp với mấy nốt ồn ào, nên con người ở đây cứ tĩnh lặng đến kỳ lạ. Rồi nếu có nô nức, thì người ta cũng muốn vui hơn ở một vùng trời khác.

Kín đáo, chỉnh tề trong trang phục khi đi lễ chùa. Ảnh: Hoàng Hải

Phải công nhận, Huế nhỏ và bình yên thật. Cái bình yên nhiều lúc đến bức bách cho mấy tụi trẻ ranh ham chơi, ham nhảy. Tôi ngày trước và bây giờ vẫn thường mong ngóng về buổi hè, hoặc mấy hôm nghỉ phép dài hơi hiếm hoi của mẹ để làm một chuyến đến nơi đông đúc. Cảm giác sinh ra và lớn lên với mưa rứt ruột trong câu ru hời của ngoại và nắng nẻ đầu của vệt bóng đổ nghiêng cứ làm người ta muốn xa đôi lúc hoài.

Mà kể là vậy, chứ đi xa nhiều là thấy nhớ. Huế của tiếng rả rích trong mưa và tiếng mõ dài cứ ở đâu vọng lại. Nhòm ngang thì không thấy, nhưng lắng nghe thì cảm được, là ở một nơi rất gần.

Huế không nhiều đền, chùa nổi tiếng bằng các nơi khác, nhưng hẳn cũng là nét nổi bật của vùng đất Cố đô. Nếu ai mà hỏi Huế buồn ở đâu, thì tôi đến chịu, vì kỳ thật là những nơi buồn thì thường vắng vẻ, nhưng chùa Huế không thế. Chùa Huế là một nhịp điệu khác, trầm tư, yên tĩnh và người ra, người vào hoài.

Tranh thủ “check in”. Ảnh: Hoàng Hải

Có cô bạn bảo nhắc đến Huế là nghe về tiếng quét lá xào xạc của mấy vị sư gần nhà, rồi gì là cõi Phật. Đặng bữa tôi chưa hiểu tiếng “cõi” có mênh mang gì, chỉ thấy cứ ưng lui ưng tới mà thì thầm trong bụng. Mà tôi cũng kỳ nữa. Vì nhìn cái đông đúc, ồn ào của mấy hàng cà phê, chè cháo dọc đường nên cứ ngỡ mấy trẻ chắc chẳng bao giờ ham cái chốn phải quần dài, váy kín này. Nhưng đâu có đúng. Bởi không chỉ riêng mình mà cả lứa học sinh cũng hay tranh thủ đoạn rảnh mà đến "check - in" chùa mấy lần. Như hôm tết chẳng hạn, nhóm bạn phải hẹn nhau từ trong tết. “Tao rảnh giờ này, mày phải rảnh giờ kia, hẹn nhau ở đấy, ở kia nhé”. Nỗi háo hức ở đâu mà dào dạt nhiều ghê lận. Phải nói chùa ở Huế thường rất đông, nhưng đông nhất vẫn vào dịp rằm và sau tết.

Và trong đám đông đi lễ chùa, tôi vẫn thấy nhiều nhất là mấy cô bác thành khẩn cầu xin cho mình và một vài người thương nữa cùng nhà. Khác với cảnh tay xách nách mang ấy, phần lớn tụi trẻ cùng lắm cũng chỉ là chai nước, bó hương và thêm đôi ba tràng hạt lồng vào cổ chai để thành tâm lẩm nhẩm những câu từ chỉ riêng mình biết được.

Để mà nói mấy nơi yên tĩnh đó có vấn vương gì cho độ tuổi đôi mươi thì suy nghĩ của phần đông, tôi không rõ hết, nhưng tôi biết nhiều bạn cỡ tuổi mình đi phần vì theo gia đình từ bé, thành một tập tục thường niên; một số khác lại theo bạn và không biết có phải vì muốn mình "người lớn" hơn chút đỉnh không nữa. Hoặc chí ít, thì vì sinh ra và lớn lên ở Huế, nơi mật độ chùa dày đặc và là nơi người ta đến để mong mỏi cuộc sống luôn hạnh phúc trong sự bằng an, nên vậy. Tôi không nghĩ nhiều, vì tôi cứ nghĩ, an yên chắc không rắc rối đến thế.

Những người trẻ như tôi gói lại được rất nhiều lý do, nhưng phải khẳng định là các cô gái cứ cột hết tóc lên và nấp mình sau bộ đồ tràng xám, hồng kín cổ răng mà đẹp chi lạ. Lý do thì nhiều, nhưng chung quy chùa để tìm hiểu và tận hưởng không gian ở một nơi rất khác với tiếng xập xình lúc nửa đêm hẳn rất lạ và có cái hay riêng với những tâm hồn mới lớn.

Cũng không chắc đền chùa có phải là thứ níu chân người ở lại không, nhưng mình vẫn nhớ như in cái đợt có bà cô lớn tuổi giọng lơ lớ Sài Gòn – Huế dừng xe lại hỏi: “Em ơi đường lên chùa Bảo Quốc có còn xa khôn ri, tui ở Sài Gòn 26 năm, chừ chỉ nhớ đường đi ngang ni thôi em nợ...”.  Là Huế của tôi, của một an yên và là nơi mà người đi xa vẫn mỏi miết tìm về...

HANI 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Festival Huế - Thương hiệu, đẳng cấp, hấp dẫn

Thừa Thiên Huế là địa phương đi đầu trong việc tổ chức một hình thái lễ hội đương đại mang tầm quốc gia, quốc tế. Trải qua hơn 24 năm tồn tại và phát triển, Festival Huế đã trở thành một sự kiện được chú ý trong hệ thống các Festival trên thế giới.

Festival Huế - Thương hiệu, đẳng cấp, hấp dẫn
Cơ hội quảng bá ẩm thực Huế

Là điểm nhấn ý nghĩa thu hút du khách và người dân dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, không gian trải nghiệm ẩm thực, thơ, áo dài trong khuôn khổ Tuần lễ ẩm thực truyền thống Huế 2024 tại Công viên Thương Bạc diễn ra từ ngày 27/4- 1/5 đã mang đến một địa điểm vui chơi, trải nghiệm và thưởng thức ẩm thực các vùng miền trong cả nước, tạo nên không khí sôi động, nhộn nhịp cho kỳ nghỉ lễ dài.

Cơ hội quảng bá ẩm thực Huế
Huế tạo bức tranh lớn về du lịch

Tăng trưởng mạnh mẽ về lượng khách quốc tế cũng như sự ghi nhận của báo chí và những tổ chức du lịch uy tín hàng đầu thế giới, mở ra cơ hội để Huế tạo được một bức tranh lớn về du lịch. Du lịch Huế 2024 và những năm tiếp theo sẽ là những gam màu sáng.

Huế tạo bức tranh lớn về du lịch
Đông đảo du khách tham quan các di tích lịch sử

Ngoài hệ thống di sản Huế, đông đảo du khách trong và ngoài tỉnh đã tìm đến tham quan, dâng hương tưởng niệm các điểm di tích lịch sử khác trên địa bàn tỉnh, đông nhất tập trung ở Khu di tích lịch sử Chín Hầm (phường An Tây) và Khu di tích lưu niệm cụ Phan Bội Châu (phường Trường An, TP. Huế).

Đông đảo du khách tham quan các di tích lịch sử
Những ẩn hiện và thông điệp đời sống được đưa lên tranh

Sau thời gian trưng bày ở hai thành phố lớn là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, những tác phẩm thắng giải cuộc thi UOB Painting of the year 2023 đã được ban tổ chức đưa đến Huế để công chúng thưởng lãm. Ở đó những tác phẩm như đưa người xem lạc lối những khoảnh khắc dịu dàng đan xen giữa những rối ren, mệt mỏi của đời sống hiện đại.

Những ẩn hiện và thông điệp đời sống được đưa lên tranh
Return to top