ClockChủ Nhật, 25/08/2024 14:57

Mỗi cổ vật là một câu chuyện

TTH - 200 hiện vật, cổ vật, đồ gốm sứ không chỉ gắn liền với đời sống tâm linh Phật giáo, mà còn là những di sản văn hóa vô cùng có giá trị đang được giới thiệu với công chúng tại Bảo tàng Đồ sứ ký kiểu thời Nguyễn.

“Dấu ấn Phật giáo trên cổ ngoạn”

Có gần 200 cổ vật, hiện vật được trưng bày tại Bảo tàng 

Cơ duyên

“Hưởng ứng Festival Huế bốn mùa 2024 và nhân lễ Vu Lan năm nay, tôi cùng nhà sưu tầm Nguyễn Hữu Hoàng (đến từ Huế) và Lâm Dũ Xênh (đến từ Quảng Ngãi) “hữu duyên” khi chung ý tưởng tổ chức trưng bày chuyên đề “Dấu ấn Phật giáo trên cổ ngoạn””, nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn mở đầu câu chuyện.

Theo ông Sơn, nước ta có vị trí địa lý thuận lợi, nằm trên tuyến thương mại hàng hải quốc tế, nên từ xa xưa Phật giáo Việt Nam đã hình thành những hệ phái lớn, ngoài Đại thừa, Tiểu thừa, còn có Mật Tông, Thiền Tông… Bên cạnh đó, việc giao thương và truyền đạo đã hình thành một kho tàng di vật và cổ vật liên quan đến Phật giáo vô cùng đa dạng và phong phú. Nhiều tác phẩm có giá trị cao về lịch sử tôn giáo, văn hóa và nghệ thuật. Hầu hết di vật và cổ vật thuộc nền văn hóa này luôn được các nhà nghiên cứu, các nhà sưu tập trong nước và thế giới quan tâm, đánh giá cao.

Hiện nay, trong các bảo tàng của Việt Nam và trong các bộ sưu tập của tư nhân đang lưu giữ hàng ngàn cổ vật, mang dấu ấn Phật giáo đến từ nhiều nền văn minh lớn trên thế giới; trong đó, phải kể đến những sưu tập cổ vật Phật giáo đa chất liệu, như gốm sứ, kim loại, gỗ, đá…“Gần 200 hiện vật là những cổ vật hiện đang lưu giữ tại Việt Nam đã được xác định có niên đại từ thế kỷ VII đến thế kỷ XIX, có giá trị về mặt tâm linh trong tín ngưỡng Phật giáo, góp phần làm nổi bật bức tranh sinh động, đa màu sắc của di sản văn hóa Phật giáo dân tộc”, ông Sơn nói.

Tham quan không gian trưng bày, ông Tom Kenny, du khách đến từ Mỹ rất ấn tượng với những tác phẩm này. Ở đó, ông thấy quan niệm thẩm mỹ của văn hóa Phật giáo được thể hiện rất hoàn hảo và khác biệt. “Thật khó có thể tưởng tượng rằng, những tác phẩm tượng Phật Thích ca từ sa thạch đã được chế tác từ thế kỷ VII - XIII, điều đó cho thấy kỹ thuật điêu khắc đá tại đất nước Việt Nam của các bạn đã phát triển ở mức cao. Hay những tượng Quán Thế Âm bằng đá với những đường nét điêu khắc công phu, tỉ mỉ và đẹp mắt từ hơn 600 năm trước”, ông Tom Kenny trầm trồ.

Đây cũng chính là điểm hấp dẫn với phần lớn du khách, những bạn trẻ,  những người đam mê lịch sử và văn hóa Phật giáo khi “lạc bước” vào không gian trưng bày tại 114 Mai Thúc Loan, TP. Huế.

Và có cả may mắn nữa

Đến với triển lãm, công chúng và du khách có thể chiêm ngưỡng những bộ sưu tập điêu khắc tượng Phật bằng các chất liệu ngọc, ngà, sa thạch, gỗ sơn son thếp vàng; các loại hình tượng Phật hay các cổ vật liên quan đến pháp khí (đồ thờ cúng)… Từ đó, có thể cảm nhận rõ nền văn hóa Phật giáo nói chung và Phật giáo Việt Nam nói riêng phong phú ra sao về mặt mỹ thuật qua những bức tượng với đường nét điêu khắc tinh xảo, đặc trưng của những hệ phái. Nếu giới quyền quý dùng chất liệu vàng, bạc, ngọc, ngà tạo tác những pho tượng Phật quý giá, thì người dân có những tượng Phật bằng gỗ. Hay tượng Bồ tát sinh động từ gốc tre… 

Nhà sưu tập Lâm Dũ Xênh mang đến bộ sưu tập gần 40 hiện vật là tượng Phật bằng đá, đồ gốm sứ với hoa văn cầu kỳ và những gương đồng có niên đại hàng ngàn năm, được anh sưu tầm từ những con tàu bị đắm ở vùng biển miền Trung. Nguyễn Hữu Hoàng mang đến 10 hiện vật trưng bày, đặc biệt có tượng Phật bằng bạc phái Nam Tông thuộc văn hóa Chămpa, tượng Phật Văn Thù Sư Lợi bằng gỗ thuộc văn hóa Nhật Bản. 2 bức tượng này du nhập vào nước ta từ thời nhà Nguyễn, lưu truyền trong dân gian và anh Hoàng hữu duyên gặp được.

Lâm Dũ Xênh kể, anh yêu thích văn hóa Phật giáo, đam mê cổ vật, nhà ở gần biển Bình Sơn nên quen biết nhiều ngư dân. Trong những lần bà con đi biển vô tình thả lưới trúng những cổ vật từ xác các con tàu đắm, anh năn nỉ họ để lại và sưu tầm dần trong thời gian dài. “Đặc biệt, mình khá may mắn khi tìm được những tượng Phật bằng đá từ những lần trục vớt. Hay những đồ gốm sứ từ thời Đường, Tống, Nguyên, Minh với họa tiết, men cốt đều còn nguyên”, Lâm Dũ Xênh bày tỏ.

Được mở cửa từ nay đến tháng 3/2025, “Dấu ấn Phật giáo trên cổ ngoạn” sẽ là địa chỉ không thể bỏ qua đối với những nhà nghiên cứu văn hóa, cổ vật, những bạn trẻ muốn hiểu thêm về lịch sử, sự phong phú của di sản và về Phật giáo gắn liền với đời sống văn hóa của Việt Nam từ xưa đến nay.


Liên Minh
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tặng quà cho Nhân dân bản Sê Sáp

Ngày 7/12, tại Trạm kiểm soát Biên phòng Hồng Thái, Đồn Biên phòng Nhâm, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện A Lưới phối hợp cùng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam huyện, MTTQ xã Quảng Nhâm và Đồn Biên phòng Nhâm tổ chức Chương trình tặng quà cho Nhân dân bản Sê Sáp huyện Ka Lừm, tỉnh Sê Kông, CHDCND Lào.

Tặng quà cho Nhân dân bản Sê Sáp
Những nghị quyết “Thuận lòng trời - Hợp lòng người” và dấu ấn kiến tạo - Kỳ 2: Làm tròn trách nhiệm, tạo dựng niềm tin

Có một điều dễ dàng nhận thấy, trong chương trình mỗi kỳ họp của HĐND tỉnh, ngoài những vấn đề liên quan đến chương trình, đề án lớn của tỉnh, nhiều quyết sách liên quan đến đời sống dân sinh luôn được các đại biểu quan tâm. Từ đó, tạo dựng niềm tin trong dân, góp phần làm thay đổi một vùng đất.

Những nghị quyết “Thuận lòng trời - Hợp lòng người” và dấu ấn kiến tạo - Kỳ 2 Làm tròn trách nhiệm, tạo dựng niềm tin
Những nghị quyết “Thuận lòng trời - Hợp lòng người” và dấu ấn kiến tạo - Kỳ 1: Hiện thực hóa giấc mơ xuyên thế hệ

Là cơ quan đại diện cho ý chí, nguyện vọng của người dân, đồng hành cùng sự phát triển của đất nước, quê hương, hoạt động của HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế luôn được đổi mới. Từ đầu nhiệm kỳ 2021 – 2026 đến nay, HĐND tỉnh đã ban hành trên 550 nghị quyết (NQ), trong đó có những NQ đã góp phần quan trọng trong việc kiến tạo và phát triển Thừa Thiên Huế trên bước đường trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Những nghị quyết “Thuận lòng trời - Hợp lòng người” và dấu ấn kiến tạo - Kỳ 1 Hiện thực hóa giấc mơ xuyên thế hệ
Dấu ấn áo xanh tình nguyện hè

25 năm qua, hàng triệu thanh niên Việt Nam nói chung và thanh niên Thừa Thiên Huế nói riêng đã cùng nhau chung sức, chung lòng trên hành trình trưởng thành của tuổi trẻ, đó là Chiến dịch Thanh niên tình nguyện (TNTN) hè.

Dấu ấn áo xanh tình nguyện hè
Châu Á ghi dấu văn hóa trên ẩm thực thế giới

Hãy tưởng tượng bạn bước vào cửa hàng tạp hóa địa phương và tìm thấy một món ăn nhẹ không chỉ thỏa mãn cơn thèm ăn, mà còn được thưởng thức món ăn thể hiện di sản văn hóa và hương vị địa phương. Hãy nghĩ đến khoai tây chiên vị phở Việt Nam hoặc đồ ăn nhẹ vị dưa chuột ở Trung Quốc, nơi người ta tin rằng đặc tính làm mát của loại củ quả này có thể chống lại sự nóng bức, khái niệm về ẩm thực tốt cho sức khỏe nổi tiếng trong truyền thống của Trung Quốc.

Châu Á ghi dấu văn hóa trên ẩm thực thế giới

TIN MỚI

Return to top