ClockThứ Năm, 21/05/2015 13:04

Một ngày của bố...

TTH - Mới đó mà hơn bốn mươi năm công tác đã trôi qua. Bố tôi về hưu cũng tròn trèm một năm, mấy mẹ con ở nhà cũng đỡ tất bật hơn thời gian trước đây nhiều. Dù chẳng là gì nhưng - từ ngày bố ở nhà đến giờ, mẹ lại có thêm khoảng thời gian đi thể dục buổi sáng, buổi tối đi thể dục mấy vòng dọc công viên với các bà bạn cùng tuổi cho thư giãn gân cốt. Còn tôi, mỗi sáng còn có thêm chút thì giờ làm tách cafe trước khi vào công việc ở cơ quan, không như trước đây phải lo ăn uống cho con mình rồi đưa con đi học...

Kể từ ngày bố rời nhiệm sở đến bây giờ, bố giành chở cháu ngoại đi học, đến chiều bố lại đi đón cu cậu về. Hai ông cháu cứ liếng thoắng với nhau, kể cả khi đi ngủ ông vẫn còn cù cháu làm nó cười khặc khụa. Mỗi khi như thế, bà ngoại lại phải lên tiếng nhắc khéo, ông cháu mới chịu thôi.

Tôi là con gái đầu, nhà chỉ có hai chị em mà cô em lấy chồng lại ở xa nên mọi sự từ trước đến nay khi bố còn đi làm, hai mẹ con tôi điều cáng đáng tất cả từ giỗ tết, tang ma, bà con hai họ nội ngoại hàng xóm, hai mẹ con phải chia phiên nhau mà đi. Khi có bố ở nhà, bố lo tất tần tật.
Mỗi sớm đầu ngày, bố dậy thật sớm, bố có ba mươi phút thể dục, tắm táp xong đón cháu đi học, quay về bố mới điểm tâm sáng rồi thong thả rút điện thoại hẹn vài người bạn đồng niên ở quán cafe vỉa hè. Bố bảo hòa đồng với mọi người, mọi tầng lớp thế mà vui, mới hiểu đời con ạ. Tầm gần trưa, bố xung phong đèo mẹ đi chợ - trước đây mẹ thường đi một mình.
Nhà có mảnh sân chỉ còn lại năm mét vuông, bố lại lăng xăng đào xới, khi thì trồng cây hoa nầy hoa nọ xanh, đỏ, tím, vàng càng thêm vui mắt. Chiều, ông đã đón cháu về nhà, tắm rửa cho cu cậu xong, đôi khi hai ông cháu chở nhau đi vòng vòng cho mát. Thời gian của ngày như ngắn lại. Dù mái tóc cũng đã hai màu sương gió nhưng trông bố có phần tươi trẻ hơn lúc còn công tác tất bật. Có lần tôi hỏi đùa rằng - Bố ơi thế khi về hưu bố không buồn à? Con nghe nói người ta thường khi về hưu là hay buồn, khó chịu lắm bố ạ! Bố bảo rằng: “Con thấy một ngày của bố như thế nào. Có gì đâu, cũng như mọi ngày con ạ. Buồn hay vui chủ yếu là do mình thôi. Ngoài công việc, hãy giữ cái tâm cho trong sáng với đời, với gia đình, bạn bè. Thế là đủ cho mỗi một ngày của bố rồi”, bố nhoẻn miệng cười thật tươi...
Bất chợt tôi trầm tư... không biết sau này mình có được một ngày như của bố hay không.
Hoàng Anh
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cửu Đỉnh Huế được công nhận là Di sản Tư liệu thế giới

Lúc 13h 9 phút, ngày 8/5 (giờ địa phương), tại thủ đô Ulaanbaatar, Mông Cổ, hồ sơ “Những bản đúc trên Chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế” của Việt Nam đã được thông qua và chính thức trở thành di sản tư liệu của Chương trình Ký ức Thế giới Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương của UNESCO.

Cửu Đỉnh Huế được công nhận là Di sản Tư liệu thế giới
Đệ trình hồ sơ đề nghị UNESCO ghi danh Cửu Đỉnh triều Nguyễn trở thành Di sản Ký ức thế giới

Từ ngày 6 - 10/5, tại Mông Cổ diễn ra Hội nghị toàn thể Ủy ban Di sản ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương (MOWCAP 2024) của UNESCO. Đợt này, toàn khu vực châu Á - Thái Bình Dương có 20 hồ sơ đệ trình, Việt Nam có 1 hồ sơ là Cửu đỉnh của Huế đại diện của tỉnh Thừa Thiên Huế.

Đệ trình hồ sơ đề nghị UNESCO ghi danh Cửu Đỉnh triều Nguyễn trở thành Di sản Ký ức thế giới
Lãnh đạo tỉnh làm việc với đoàn làm phim “Hoàng hậu cuối cùng”

Chiều ngày 7/5, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình đã có buổi làm việc với Công ty TNHH Mar6 Studios liên quan đến dự án phim điện ảnh về hoàng hậu Nam Phương. Cùng dự buổi làm việc có đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan.

Lãnh đạo tỉnh làm việc với đoàn làm phim “Hoàng hậu cuối cùng”
Trong nỗi hoài vọng cố hương

Nhà thơ Triệu Nguyên Phong quê ở Triệu Phong, Quảng Trị, nhưng ông sinh ra và lớn lên tại Thừa Thiên Huế. Ông cũng là hội viên Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế. Cuối năm 2023, nhà thơ Triệu Nguyên Phong vừa ra mắt độc giả tập thơ thứ bảy của mình “Theo bóng ta về”, do NXB Thuận Hóa ấn hành. Các tập thơ trước đó gồm: “Say đắng” (2005), Nắng và mưa (2006), Ta và bóng (2009), Rơm rạ chiều quê (2011), Ngược dòng trăng (2013), Ta tìm ta giữa đời (2017).

Trong nỗi hoài vọng cố hương
“Giáo dục di sản”- học mà chơi, chơi mà học

Vui vẻ, hào hứng, bổ ích là những cảm nhận của những “du khách học trò” sau khi tham gia chương trình “Giáo dục di sản” (GDDS) do Bảo tàng Cổ vật cung đình (CVCĐ) Huế tổ chức.

“Giáo dục di sản”- học mà chơi, chơi mà học
Return to top