ClockThứ Ba, 15/04/2014 22:13

Múa dân gian Sri Lanka đến với đồng bào A Lưới

TTH - Những nhịp trống, tiếng nhạc và các điệu múa dân gian truyền thống, Đoàn nghệ thuật Ranranga - Sri Lanka đã mang đến cho đồng bào A Lưới một chương trình biểu diễn ấn tượng, đầy sắc màu trong khuôn khổ Chương trình Festival Huế năm 2014.

Tối14/4, tối đầu tiên biểu diễn tại Festival Huế 2014, các nghệ sĩ Sri Lanka đã giới thiệu với công chúng huyện A Lưới các điệu múa của những chàng trai da nâu khỏe mạnh kết hợp âm nhạc truyền thống thể hiện sự huyền bí trong tín ngưỡng thần linh. Bên cạnh đó, khán giả bị cuốn hút bởi tiết mục ngẫu hứng trống tưng bừng đầy ấn tượng. Với những chiếc trống cầm tay hình tròn màu sắc rực rỡ có tên là Gabana, các vũ công đã thể hiện sự khéo léo của mình bằng cách quay tròn những chiếc trống này hoà theo âm thanh, nhịp điệu, kết hợp với màn múa lửa ảo thuật. Công chúng cũng rất hứng khởi với điệu nhảy truyền thống Gajaga. Điệu nhảy này được bắt nguồn cảm hứng từ những tập tính, những hành động đặc trưng của loài voi. Âm hưởng của điệu nhảy hoà theo từng nhịp chân tạo nên những sự khác lạ. Chị Kê Thị Nhàng, đến từ xã A Ngo thổ lộ: “Chương trình nghệ thuật này thật đặc sắc, mới lạ. Festival Huế 2014 đã mang đến cho đồng bào mình cơ hội được khám phá về bản sắc văn hóa đặc trưng của xứ sở Sri Lanka”.

Vũ điệu Ves là một điệu nhảy bắt nguồn từ lễ tế kohomba kankariya của tỉnh Kandyan, Sri Lanka, được hình thành trong văn hoá tín ngưỡng thần linh

Trước lúc chương trình của Đoàn nghệ thuật Ranranga - Sri Lanka bắt đầu biểu diễn, tại tiền sảnh Nhà văn hóa Trung tâm huyện A Lưới chật cứng người từ khắp các bản làng đổ về. Vùng phố núi vốn yên ả bỗng trở nên sống động. Tiếng reo hò, vỗ tay vọng cả núi rừng mỗi.

Những nhịp trống, tiếng nhạc của Đoàn nghệ thuật Ranranga - Sri Lanka đã mang đến cho đồng bào A Lưới một chương trình biểu diễn ấn tượng, đầy màu sắc

Nghệ thuật múa của Sri Lanka là kết tinh từ tinh hoa của 3 miền đất nước: Kadian với các điệu nhảy phong phú được biểu diễn trong các sự kiện văn hóa, tôn giáo tại thành phố Kandy; vũ kịch Kolam của vùng Low Country và những điệu múa liên quan đến nghi lễ Gam Maduwa của vùng Sabaragamuwa. Được biết, sau đêm diễn này, Đoàn nghệ thuật Ranranga - Sri Lanka tiếp tục có các đêm diễn tại Cầu ngói Thanh Toàn, Công viên Tứ Tượng, Điện Cần Chánh – Đại nội Huế…

Bá Trí
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giáo sư Tô Ngọc Thanh đã “bay về miền sáng”

Trong công tác nghiên cứu văn hóa dân gian ở Việt Nam, một trong những người có tầm ảnh hưởng lớn nhất nửa sau thế kỷ 20 là Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Tô Ngọc Thanh (trong ảnh). Ông thật sự là một học giả uyên bác, một nhà nghiên cứu văn hóa nói chung, văn hóa dân gian nói riêng có những đóng góp quan trọng.

Giáo sư Tô Ngọc Thanh đã “bay về miền sáng”
Phát triển toàn diện, hài hòa giữa các hoạt động văn hóa

Chiều 25/4, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội do ông Nguyễn Đắc Vinh, UVTW Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội làm trưởng đoàn có buổi làm việc với UBND tỉnh về việc thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035.

Phát triển toàn diện, hài hòa giữa các hoạt động văn hóa
Return to top