ClockThứ Sáu, 26/12/2014 18:00

Nghiên cứu và đào tạo văn hóa nghệ thuật miền Trung

TTH.VN - Sáng 26-12, Phân viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam tại Huế tổ chức tọa đàm khoa học với chủ đề “Văn hóa nghệ thuật miền Trung – vấn đề nghiên cứu và đào tạo” nhân kỷ niệm 15 năm thành lập (1999-2014). Tọa đàm thu hút sự quan tâm của đông đảo các nhà nghiên cứu văn hóa, sử học, văn nghệ sĩ...

15 năm qua, Phân viện miền Trung tại Huế đã từng bước lần tìm, phác họa nên diện mạo của mình thông qua một số công trình cụ thể, góp phần quan trọng trong việc tìm hiểu, nghiên cứu di sản lịch sử văn hóa và nghệ thuật miền Trung theo từng mảng vấn đề, từng khía cạnh nghiên cứu, cả trong cách tiếp cận lịch đại lẫn đồng đại.

Buổi tọa đàm đã dành nhiều thời gian thảo luận về mô hình tổ chức Festival Huế

Đơn vị đã từng bước triển khai các chương trình khảo sát, nghiên cứu và đã đạt được một số thành quả bước đầu với gần 20 đầu sách và hàng chục đề tài nghiên cứu, tập trung giải quyết các vấn đề văn hóa nghệ thuật nổi bật trên địa bàn các tỉnh miền Trung. Đặc biệt là những công trình có đóng góp thiết thực về kinh tế - xã hội, cung cấp luận cứ khoa học làm cơ sở cho việc bảo tồn di sản văn hóa có nguy cơ mai một, phát huy giá trị di sản đặc trưng.

Phân viện quan tâm nhiều tới di sản văn hóa Huế trong vai trò là một trung tâm văn hóa mang đậm dấu ấn truyền thống khi Huế đóng vai trò thủ phủ vùng miền thời chúa Nguyễn Đàng Trong, kinh đô Phú Xuân thời Tây Sơn. Kết quả nổi bật được thể hiện rõ nét qua các công trình nghiên cứu về mỹ thuật, nhà vườn Huế, nhạc lễ Phật giáo xứ Huế...
Tại buổi tọa đàm, các đại biểu cũng tập trung thảo luận về nhu cầu, những giải pháp để đẩy mạnh đào tạo nghiên cứu sinh trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật cho khu vực miền Trung.

Một vấn đề dư luận quan tâm được buổi tọa đàm dành nhiều thời gian là việc đề xuất, thảo luận ý tưởng xây dựng mô hình Festival Huế. Trong đó đáng chú ý là ý tưởng và cơ sở xây dựng mô hình tổ chức Festival Huế - Festival bốn mùa. Theo đó, Festival Huế sẽ được tổ chức suốt 4 mùa với các chủ đề: “Thu vàng xứ Huế”, “Đông – khúc giao mùa”, “Xuân – sắc xuân trong hội nhập”, “Hạ - an lạc giữa mùa sen”.  

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giữ bài ca, truyền điệu múa

Với nhiều cách làm khác nhau, việc truyền dạy và giữ gìn các làn điệu dân ca, dân vũ truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số ở A Lưới đã và đang được duy trì.

Giữ bài ca, truyền điệu múa
Khai trương Phố đi bộ Hai Bà Trưng

Ngay sau lễ khai trương là “Lễ hội Chào hè Huế 2023” với chương trình Carnival Sắc màu du lịch trên tuyến phố đi bộ. Đây là hoạt động khởi đầu cho chuỗi lễ hội, sự kiện của ngành du lịch trong năm 2023 và hưởng ứng Festival Huế 2023.

Khai trương Phố đi bộ Hai Bà Trưng
Sâu lắng tiếng lòng người nữ

“Khi mỗi gương mặt là một bông hồng...” Không hiểu sao hôm nay khi nhìn những nghệ sĩ biểu diễn ca Huế với chủ đề “Tiếng lòng người nữ” tại thính phòng Ca Huế 25 Lê Lợi, trong tôi lại gợi lên câu hát ấy.

Sâu lắng tiếng lòng người nữ
“Gặp lại” nhạc sĩ Trịnh Công Sơn

Với triển lãm ảnh “Trịnh Công Sơn - Lần đầu gặp lại”, những người yêu mến cố nhạc sĩ tài hoa được gặp lại ông trong những khoảnh khắc đời thường, giản dị.

“Gặp lại” nhạc sĩ Trịnh Công Sơn
Return to top