ClockThứ Sáu, 05/08/2016 14:12

Những góc nhìn khác biệt

TTH - Ghi hình bằng fly cam không còn là trào lưu của nhiều bạn trẻ mà thú chơi này thu hút giới nhiếp ảnh chuyên nghiệp.

Fly cam sẽ tạo ra những bức hình thú vị từ góc chụp trên cao. Ảnh: Quỳnh Viên

Góc hình riêng

Hiện nay, khi fly cam không còn là “hàng độc”, giới chơi ảnh dễ dàng sở hữu cho mình một chiếc fly cam vừa ý, hợp túi tiền. Ưu điểm của fly cam giúp người chơi có những góc ảnh lạ mà những thiết bị ghi hình khác khó có thể làm được. Tuy nhiên, sở hữu là một chuyện, điều khiển thiết bị thành thạo lại là chuyện khác. “Fly cam đơn giản chỉ là một phương tiện để ghi hình. Trước đây sở hữu nó rất khó nhưng nay chỉ tầm hơn 10 triệu đồng, người chơi ảnh có thể  mua được một chiếc fly cam vừa ý. Muốn chụp ảnh bằng fly cam, người chụp phải có khả năng điều khiển thiết bị đúng theo mong muốn về khoảng cách, góc chụp ở trên cao”, anh Dương Phước Duy (39 tuổi, phường Thuận Thành, TP Huế), một người thường xuyên sử dụng fly cam để ghi hình cho biết.

Tại Huế, các địa điểm được giới nhiếp ảnh sử dụng fly cam để ghi hình như, đầm phá, cánh đồng, sông Hương, đền đài, lăng tẩm… Theo thời gian và nhu cầu của người chơi ảnh, các nhà sản xuất liên tục cho ra những chiếc fly cam có chất lượng ghi hình tốt và có những người sẵn sàng “bạo chi” để thỏa niềm đam mê. Anh Lê Xuân Quý (33 tuổi, phường Phú Nhuận) chia sẻ: “Tôi chơi fly cam khi nó còn là một thiết bị thô sơ, chất lượng ảnh không cao. Tuy nhiên, fly cam hiện nay đã được cải tiến với mẫu mã đa dạng. Có chiếc chỉ vài chục triệu đồng nhưng nhiều chiếc có giá lên đến hàng trăm triệu đồng. Fly cam tạo ra những góc ảnh lạ trong kỹ thuật nhiếp ảnh. Với những người đam mê góc chụp từ trên cao, fly cam là một phương tiện lý tưởng. Do vậy nó có sức hút nhất định trong giới nhiếp ảnh”.

Nét đầm phá. Ảnh: Lê Xuân Quý (chụp bằng fly cam)

Thực tế, những bức ảnh được chụp bằng fly cam đã tạo ra hiệu ứng, lan rộng trong cộng đồng nhiếp ảnh nhưng theo nhiều người chơi ảnh bằng fly cam, để sử dụng thành thạo thiết bị ghi hình này, người chơi phải có kiến thức, am hiểu về các mô hình máy bay không người lái và phải có khả năng tu duy hình ảnh từ trên cao. “Chụp ảnh hơn nhau bắt được khoảnh khắc. Ảnh được chụp bằng các thiết bị thông thường sẽ thuận lợi trong việc bắt được các khoảnh khắc của đối tượng mình muốn chụp nhưng bằng fly cam chỉ có mỗi góc nhìn từ trên cao nên người điều khiên thiết bị phải tư duy hình ảnh theo hướng đó”, anh Quý cho hay.

Nghệ thuật tùy vào tư duy

Bên cạnh những ưu điểm, sử dụng fly cam ẩn chứa những rủi ro nhất định. Muốn có hình ảnh có chất lượng phải đầu tư fly cam giá trị lớn. Tuy nhiên, khi ghi hình trên không trung thì khó có thể lường trước những rủi ro xảy ra. Theo quy định, trước khi “bay” cần có sự đồng ý của Cục Tác chiến – Bộ Tổng tham mưu Bộ Quốc phòng. “Một thiết bị có giá cả trăm triệu “bay” trên bầu trời, nếu không điều khiển cẩn thận sẽ xảy ra sự cố như va đập, thậm chí rơi bất cứ lúc nào, người chơi phải tốn kinh phí rất lớn để sửa chữa, thay thế. Muốn ghi hình bằng fly cam phải xin phép theo qui định. Tuy nhiên, thời điểm được cấp phép “bay” không phải lúc nào cũng gặp thời tiết thuận lợi, đó là một khó khăn lớn đối với việc sử dụng fly cam hiện nay”, Lê Xuân Quý bày tỏ.

Thời gian qua có nhiều tác phẩm “không ảnh” lọt vào vòng chung kết các cuộc thi ảnh, thậm chí đạt những giải cao, được triển lãm ảnh nghệ thuật toàn quốc. Tuy nhiên, trong giới nhiếp ảnh có một bộ phận cho rằng, ảnh chụp bằng fly cam không phải là ảnh nghệ thuật. Ông Phạm Văn Tý - Phó Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam, Chủ tịch Hội Nhiếp ảnh Thừa Thiên Huế cho rằng, một bức ảnh được xem là tác phẩm nghệ thuật khi nó đảm bảo các yếu tố: Màu sắc, bố cục, khoảnh khắc, ánh sáng… tùy vào tư duy của người điều khiển fly cam sẽ cho ra những bức ảnh khác nhau và bức ảnh nào đáp ứng đầy đủ các yếu tố đó sẽ tạo nên ảnh nghệ thuật.

Khoảng 2 năm trở lại đây, ngoài fly cam, ảnh chụp ngân hà milky way được giới nhiếp ảnh tiếp cận. Nếu như fly cam là phương tiện thì milky way là phương pháp thể hiện để tạo nên một tác phẩm ảnh. Cả hai đều có thể tạo nên một tác phẩm nghệ thuật nếu như nghệ sĩ nhiếp ảnh biết sáng tạo, đảm bảo được các yếu tố nghệ thuật

Ông Phạm Văn Tý - Phó Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam, Chủ tịch Hội Nhiếp ảnh Thừa Thiên Huế

“Nghệ thuật hay không do tư duy mỗi người. Theo tôi, hình ảnh được ghi lại từ fly cam cũng được xem là ảnh nghệ thuật. Bộ môn nhiếp ảnh gắn liền với sự phát triển của khoa học kỹ thuật. Fly cam xuất hiện theo xu thế của sự phát triển khoa học kỹ thuật. Nó trở thành phương tiện hỗ trợ ghi hình, điều quan trọng, thông qua phương tiện đó, người nghệ sĩ phát hiện góc nhìn mới như thế nào. Mới đây, một tác phẩm chụp bằng fly cam của anh Ngô Thanh Minh (Hội Nhiếp ảnh Thừa Thiên Huế) cũng lọt vào vòng 1 Liên hoan Ảnh nghệ thuật Bắc Trung Bộ lần thứ 23”, ông Tý nói.

Theo nghệ sĩ nhiếp ảnh Trương Vững, mỗi cuộc thi ảnh nghệ thuật gồm nhiều yếu tố. Những bức ảnh được chụp bằng các các thiết bị khác nhau như, điện thoại di động, máy ảnh, fly cam… nếu đảm bảo đầy đủ, tốt các yếu tố mà ban tổ chức đưa ra thì mặc nhiên sẽ là ảnh nghệ thuật, dù nó được ghi lại bằng bất cứ một loại thiết bị nào. “Ảnh nghệ thuật bắt nguồn từ tư duy người chụp. Fly cam hay thiết bị nào khác chỉ đóng vai trò hỗ trợ, chất lượng ảnh tốt không có nghĩa là bức ảnh đó đẹp. Ưu điểm của fly cam nằm ở yếu tố góc máy từ trên cao, nếu chủ đề một cuộc thi là chụp phong cảnh, sử dụng fly cam có thể là lợi thế nhưng ví như chủ đề là ảnh chân dung, fly cam làm sao chụp được? Mỗi phương tiện ghi hình đều có một ưu, nhược riêng, nếu ai đó thấy chụp bằng fly cam sẽ là lợi thế thì họ có thể sử dụng”, nghệ sĩ nhiếp ảnh Trương Vững nhìn nhận.

Bên cạnh yếu tố kinh phí và những rủi ro khách quan, người chụp ảnh bằng fly cam cần phải “luyện” tư duy để cho ra những bức ảnh thật sự đắt giá. “Một số ý kiến cho rằng, cần tổ chức riêng một cuộc thi ảnh fly cam nhưng đó là suy nghĩ của nhà sản xuất, kinh doanh chứ những người có chuyên môn về ảnh nghệ thuật không ai nghĩ như thế. Hãy hiểu đơn giản, fly cam chỉ là công cụ hỗ trợ, tính quyết định một bức ảnh thuộc về con người”, nghệ sĩ nhiếp ảnh Trương Vững thẳng thắng. “Hiện nay, dù rất muốn nhưng chưa có điều kiện để tổ chức cuộc thi, chuyên đề riêng cho ảnh chụp bằng fly cam. Tuy nhiên, ảnh chụp bằng fly cam không thể tách rời thành một thể loại riêng”, ông Phạm Văn Tý nói.

QUỲNH VIÊN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tuổi lên chín & “hiện tại ngọt ngào”

Ngày 30/8, Câu lạc bộ (CLB) Nhiếp ảnh Đặng Huy Trứ vừa tròn 9 tuổi. Trong đêm kỷ niệm sớm bởi một số thành viên bận lên đường đi nhận giải thưởng ở các tỉnh phía bắc, mọi người đến dự rất đông vui. Người cao tuổi nhất là nghệ sĩ Chánh Thu, ứng khẩu luôn bài thơ “Người già ham vui” có mấy câu: “… Một thời vật vã hơn thua/ Một thời tưởng biết mà chưa biết gì/ Một lần quá khứ bay đi/ Tương lai chưa biết sẽ về lối nao/ Bỗng nhiên hiện tại ngọt ngào/ Men đời ngây ngất tuôn trào tiếng ca”.

Tuổi lên chín  “hiện tại ngọt ngào”
30 nghệ sĩ nhiếp ảnh giao lưu, sáng tác ảnh về Huế

Sự kiện nằm trong hoạt động của cuộc thi và triển lãm ảnh nghệ thuật Việt Nam năm 2024, do Cục Mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phối hợp với Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam, Sở Văn hóa và Thể thao tổ chức, khai mạc chiều 10/5 tại TP. Huế.

30 nghệ sĩ nhiếp ảnh giao lưu, sáng tác ảnh về Huế
“Ánh sáng kinh đô” và cổ phục việt

Tại không gian xanh của Da:me space coffee, buổi offline với chủ đề “Ánh sáng kinh đô” dành cho các nhiếp ảnh gia chuyên và không chuyên xứ Huế đã được diễn ra. Khách mời đặc biệt của chương trình lần này là anh Doãn Quang, một tay máy kỳ cựu gốc Huế đang làm việc và sinh sống tại Đà Nẵng.

“Ánh sáng kinh đô” và cổ phục việt
Khám phá AI với nhiếp ảnh Nghệ thuật và Thương mại

Chiều 7/4, tại Khoa Báo chí – Truyền thông Trường đại học Khoa học đã diễn ra hội thảo “Nhiếp ảnh thương mại trong kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo” do trường phối hợp Hội Nhiếp ảnh tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức và được tài trợ bởi công ty chuyên sản xuất về thiết bị chụp hình Yongnuo.

Khám phá AI với nhiếp ảnh Nghệ thuật và Thương mại
Return to top