ClockThứ Năm, 18/12/2014 16:46

Những kỷ vật đi cùng năm tháng

TTH - Chiến tranh đã lùi xa nhưng trong hành trang người lính vẫn còn lưu giữ những kỷ vật quý giá của một thời hào hùng.

Cờ “Quyết chiến quyết thắng” – Giải thưởng luân lưu của Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng Đảng bộ và quân dân Thừa Thiên Huế trong kháng chiến chống Pháp

Giai đoạn 1953-1954, dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh, trực tiếp là Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh, quân và dân Thừa Thiên Huế đã bám chắc tình hình địa phương, vạch ra chủ trương kịp thời phù hợp, giữ vững được thế chủ động trên chiến trường, mở rộng thêm vùng căn cứ du kích, liên tục tấn công địch. Mặt trận Thừa Thiên Huế đã khẳng định được vị trí chiến lược, phối hợp với chiến trường chính có hiệu quả.

Những bản nhạc về Bác được sáng tác trên đường hành quân

Những chiến công của quân và dân Thừa Thiên Huế trong giai đoạn này đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư hỏi thăm và khen thưởng. Lá cờ luân lưu “Quyết chiến quyết thắng” và Huân chương hạng 3 chính là phần thưởng cao quý đó, quân và dân Thừa Thiên Huế đã đón nhận vào dịp 22-12-1953 nhân kỷ niệm 9 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam. Đây thực sự là nguồn động viên cổ vũ lớn lao đối với Đảng bộ, quân và dân Thừa Thiên Huế.

Hiện nay; lá cờ “Quyết chiến quyết thắng” được trưng bày tại gian trưng bày chính của Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế. Đây là một trong những hiện vật gốc rất quý giá để tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền cho cán bộ, đảng viên, nhân dân hiểu rõ và tự hào về truyền thống vẻ vang, sự lớn mạnh của Quân đội Nhân dân Việt Nam nói chung và của lực lượng vũ trang Thừa Thiên Huế nói riêng.

Bản nhạc - kỷ vật chiến sĩ

Trong hành trang của người chiến sĩ giải phóng, ngoài đồ dùng cá nhân, sổ nhật ký, thư từ, luôn có những bản nhạc, bài ca, giúp các anh có một đời sống tinh thần phong phú, cổ vũ người chiến sĩ vượt qua bom đạn của kẻ thù.

Đây là những bản nhạc – kỷ vật của chiến sĩ Nguyễn Văn Thắng đã tặng cho người yêu là cô thanh niên xung phong Tạ Thị Thêm làm kỷ niệm. Năm 1969, ông Trương Minh Phương đi dự Đại hội thi đua lập công Đông Xuân 68 – 69 tại Binh trạm 14 gặp cô Tạ Thị Thêm, trong hoàn cảnh khói lửa chiến tranh, cô Thêm đã đưa kỷ vật này cho ông Trương Minh Phương cất giữ. Sau này ông Phương đã tặng cho Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế.

Hiện tại ở kho lưu trữ Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế đã sưu tập được ba bản nhạc “bướm” (những bản nhạc nhỏ dễ dàng cất giữ trong ba lô) của các chiến sĩ. Qua đó để thấy được nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa tinh thần của anh chiến sĩ bộ đội Cụ Hồ trong kháng chiến gian khổ nhưng tâm hồn của những người chiến sĩ vẫn yêu đời lạc quan. Đặc biệt là những bản nhạc ca ngợi Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn là đề tài được các chiến sĩ truyền tay nhau, tặng nhau. Tất cả hướng về Bác như là động lực, là niềm tin để chiến đấu và đến ngày thắng lợi.

Hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh là hình ảnh đẹp nhất trong lòng nhân dân Việt Nam qua nhiều thế hệ, và là nguồn cảm hứng thơ văn bất tận. Đối với cán bộ chiến sĩ lực lượng vũ trang Thừa Thiên Huế, những năm tháng sống trong lòng địch, hình ảnh của Bác trở thành nỗi nhớ khôn nguôi, có những người chiến sĩ chưa một lần gặp Bác nhưng hình ảnh Bác trong thơ nhạc của họ thật đẹp. Mỗi bài thơ, bản nhạc cất lên khác nhau về cung bậc cảm xúc nhưng tất cả đều là sự tôn kính dành cho Bác Hồ với một tình cảm chân thành và kính trọng nhất.

Những bài thơ, bản nhạc do cán bộ chiến sĩ lực lượng vũ trang Thừa Thiên Huế sáng tác trải qua thời gian nhưng chính nó vẫn còn nguyên giá trị của một thời hào hùng của dân tộc Việt Nam, trong gian khó vẫn vững vàng tiến bước. 

Loan Giang
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kỷ niệm 8 năm Di sản “Thơ văn trên Kiến trúc Cung đình Huế” được công nhận Di sản Tư liệu thế giới

Cách đây 8 năm, ngày 19/5/2016, Di sản “Thơ văn trên Kiến trúc Cung đình Huế” (1802 - 1945) được Ủy ban chương trình Ký ức Thế giới khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (MOWCAP) thuộc Tổ chức Văn hóa, Giáo dục và Khoa học Liên hợp quốc công nhận là Di sản Tư liệu Thế giới khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. ​

Kỷ niệm 8 năm Di sản “Thơ văn trên Kiến trúc Cung đình Huế” được công nhận Di sản Tư liệu thế giới
Dâng hoa sen lên Bác tại nhà lưu niệm ở Dương Nỗ

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ cùng đại diện một số sở, ban ngành và người dân, du khách đã tham gia lễ rước hoa sen và dâng lên Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Di tích quốc gia đặc biệt Nhà lưu niệm thời niên thiếu của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại làng Dương Nỗ (xã Phú Dương, TP. Huế) sáng 19/5.

Dâng hoa sen lên Bác tại nhà lưu niệm ở Dương Nỗ
Chùa trên núi

Ngôi chùa nằm cheo leo trên một ngọn núi. Đường lên chùa ngoằn ngoèo, khúc khuỷu bám theo sườn núi nên chẳng mấy người lên chùa, thành ra chùa vắng vẻ quanh năm. Nếu như không có người dẫn lối hoặc nhắc tới thì hẳn chẳng ai biết trên núi này còn có một ngôi chùa. Vào những buổi sương mù, ngọn núi chìm trong một vùng mịt mờ trắng đục. Nhìn từ xa, ngọn núi mờ ảo, chỉ khi nắng lên, sương tan, đỉnh núi mới hiện rõ và xung quanh vẫn còn phủ vài đám mây trắng, khiến cảnh vật đẹp một cách lạ kỳ. Vậy nhưng, ngôi chùa vẫn khuất trong dáng núi, nằm khiêm nhường dưới những tán cây cổ thụ um tùm, chỉ tiếng chuông chùa là vang vọng lan xa, rồi tan dần vào gió, vào mây, vào nắng, vào tháng năm.

Chùa trên núi
Trân quý những tư liệu, hiện vật tưởng niệm Bác Hồ

Ngoài những di tích, những di sản văn hóa phi vật thể mà Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại là tình yêu thương bao la của Người dành cho Nhân dân Thừa Thiên Huế, những hồi ức của Người với vùng đất Thừa Thiên Huế còn có tình cảm đặc biệt của Nhân dân Thừa Thiên Huế đối với Người gồm hàng ngàn trang tư liệu viết và những câu chuyện kể. Đó là lòng tôn kính, tình cảm của Nhân dân Thừa Thiên Huế đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh thông qua các hoạt động thờ cúng trong mỗi gia đình sau khi Người qua đời.

Trân quý những tư liệu, hiện vật tưởng niệm Bác Hồ
Khai hội Dương Nỗ - hành trình tháng 5

Làng Dương Nỗ là một địa danh không thể thiếu trong trong tiểu sử của người Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, nhà văn hóa kiệt xuất - Hồ Chí Minh.

Khai hội Dương Nỗ - hành trình tháng 5
Return to top