ClockThứ Năm, 17/12/2015 16:23

Địa chí văn hóa làng

TTH - Gần đây ở Thừa Thiên Huế xuất hiện một số cuốn địa chí, công trình khảo cứu về làng. Tiêu biểu là các cuốn sách “Địa chí văn hóa làng Mỹ Lợi” của nhóm tác giả Lê Văn Thuyên, Lê Nguyễn Lưu và Huỳnh Đình Kết, “Sống ở làng” của Lê Bá Kỳ, hay các công trình khảo cứu về các làng Hải Cát, làng Phước Tích của Nguyễn Hữu Thông và các cộng sự ở Phân viện Văn hóa nghệ thuật Việt Nam tại Huế. Bên cạnh làng, cũng đã xuất hiện những cuốn địa chí xã, huyện và cả tỉnh. Cuốn “Địa chí Thừa Thiên Huế” xuất bản được 4 tập. 

So với xã, huyện hay tỉnh, đọc địa chí văn hóa làng vẫn cảm thấy thú vị hơn nhiều. Một phần do cách viết của các tác giả, phần nữa cũng rất quan trọng là do không gian văn hóa làng vốn gần gũi, gắn bó từ bao đời nay với mỗi con người. Những cư dân từ phía bắc “nam tiến” vào Thuận Hóa xưa khẩn hoang và mưu sinh, đã quần tụ và sinh sống bên nhau đầu tiên bên trong các làng ấp. Trải qua bao thay đổi, văn hóa làng với những thiết chế văn hóa truyền thống, lối sống và phong tục tập quán riêng có vẫn được bảo lưu, gìn giữ và phát triển. Nó khác với các xã, huyện hay tỉnh có nhiều thay đổi và là một đơn vị tập hợp mang nặng tính chất hành chính.

Khảo sát về làng ở Thừa Thiên Huế, dễ dàng nhận thấy sự phong phú, đa dạng đến bất ngờ các kho tàng văn hóa tiềm ẩn bên trong những lũy tre xanh. Đằng sau những đặc trưng chung của cái gọi là văn hóa làng xã là những khám phá đến từ mỗi làng quê. Ví như Hải Cát là một ngôi làng ven đô, nhưng quá trình hình thành và phát triển đã có những nét đặc thù không giống với những ngôi làng kế cận. Chính cái thiêng của thần nữ Thiên Y A Na đã chi phối không ít đến lịch sử hình thành, cấu trúc ngôi làng, mối quan hệ và ứng xử trong tổ chức, thiết chế lẫn cơ chế vận hành. Hay như làng Mỹ Lợi, đứa con muộn của xứ Thuận Hóa, quá trình khai sinh và trưởng thành đã có những nét độc đáo riêng. Nói như nhà nghiên cứu Lê Nguyễn Lưu, nó như đám cây xanh vẫn mọc lên tươi tốt giữa cồn cát trắng.
Chính sự phong phú và khác biệt của các thôn làng ở Thừa Thiên Huế đặt ra vấn đề cần thiết phải có nhiều hơn nữa những công trình địa chí và khảo cứu về làng. Đó là cách ôn cố tri tân, tìm hiểu để bảo tồn và phát triển những giá trị văn hóa xưa, vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong công cuộc xây dựng nông thôn mới hiện nay khi mà vì nhiều lý do khác nhau, trong đó có quá trình đô thị hóa, đã và đang có không ít những giá trị truyền thống bị xem thường và dần bị mai một theo thời gian. Không thể lập kế hoạch phát triển cho mỗi vùng đất mà không biết gì về tiềm năng, lịch sử và đặc biệt là những giá trị văn hóa mang tính đặc thù. Chính những công trình địa chí, khảo cứu và ghi chép tâm huyết, công phu về làng quê sẽ là cơ sở để khởi đầu cho việc hình thành kế hoạch phát triển đó.
Đan Duy
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Điều ước cuối cùng

Cụ Túc dừng tay sàng hạt, kéo vạt áo chặm mồ hôi đang rịn trên trán. Bên đống đất, con Còi lăn lộn rồi thình lình bật dậy, lồng qua vạt rau đuổi theo đàn gà đang mổ thóc trong cái nong phơi. Gà chạy tán loạn qua vườn bên kia, con Còi đứng rũ đất cát bám trên người, nằm phịch xuống vẻ thấm mệt. “Đi vào! Coi mình mẩy kìa, đất không là đất!”. Bị mắng, con Còi cụp đuôi ngó lơ rồi lững thững vào nằm dải thẻ ra hiên. Cụ Túc đấm thùm thụp vào cái lưng đau rồi cúi xuống sàng nốt mớ hạt muồng. Ba tháng nay chẳng đêm nào cụ chợp mắt, cái chân đến đêm lại hành cụ phải lọ mọ trở dậy xoa dầu nóng, rót ly nước muồng uống cho dễ ngủ.

Điều ước cuối cùng
Cổ vũ người trẻ tìm kiếm, tôn vinh nét đẹp văn hóa dân tộc

Là sân chơi dành riêng cho các bạn trẻ, Cuộc thi sáng tác video clip “Tinh hoa Việt Nam” đã khép lại sau 6 tháng triển khai; ghi nhận gần 12.000 tác phẩm dự thi ngay từ vòng sơ loại, thu hút tổng cộng hơn 56 triệu lượt xem và hơn 679.000 lượt bình chọn trên các nền tảng số, mạng xã hội.

Cổ vũ người trẻ tìm kiếm, tôn vinh nét đẹp văn hóa dân tộc
Lan tỏa Tủ sách Huế: Sao không đưa ra thị trường?

Tủ sách Huế ra mắt vào năm 2021 với cuốn sách đầu tiên thuộc tủ sách này đó là Địa chí Thừa Thiên Huế. Đến thời điểm này - sau hơn 3 năm, Tủ sách Huế đã có ấn phẩm thứ 11 “Huế - Kinh đô diệu kỳ” tập 1 và 2 vừa được ra mắt vào tháng 4/2024.

Lan tỏa Tủ sách Huế Sao không đưa ra thị trường
Âm nhạc của nhạc sĩ người Huế vang lên giữa lòng Moskva

Đêm 6/5/2024, ba bản romance của nhạc sĩ người Huế - Lê Tự Minh đã vang lên trong Đại khán phòng Nhạc viện Tchaikovsky Moskva. Đây cũng là khoảnh khắc lịch sử: Âm nhạc Việt Nam lần đầu tiên vang lên trên sân khấu thánh đường giao hưởng lâu đời và danh tiếng bậc nhất của Liên bang Nga.

Âm nhạc của nhạc sĩ người Huế vang lên giữa lòng Moskva
LÀNG VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG CÁC DÂN TỘC HUYỆN A LƯỚI:
Điểm đến mới cho du khách

Được xây dựng tại khu bảo tồn sim thuộc xã Hồng Thượng, Dự án Làng văn hóa truyền thống các dân tộc huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế) với kinh phí gần 20,8 tỷ đồng đang dần hoàn thiện.

Điểm đến mới cho du khách
Return to top