ClockThứ Ba, 08/07/2014 00:24

Triều Nguyễn với công cuộc bảo vệ biển đảo Tổ quốc thế kỷ XIX

TTH - Đó là tên một cuốn sách do PGS. TS Đỗ Bang chủ biên, NXB Đà Nẵng vừa cho ra mắt bạn đọc vào tháng 5 năm 2014.

Cuốn sách là kết quả của Hội thảo khoa học "Triều Nguyễn với công cuộc bảo vệ biển đảo Tổ quốc vào thế kỷ XIX" do Hội Khoa học Lịch sử Thừa Thiên Huế tổ chức cuối năm 2013. Với sự góp mặt của các nhà nghiên cứu có uy tín được nhiều người biết đến như GS.TSKH Vũ Minh Giang, PGS. TS Đỗ Bang, TS. Phan Thanh Hải, Th.S Nguyễn Quang Trung Tiến, Th.S Bùi Văn Tiếng, và các nhà nghiên cứu trẻ đầy triển vọng như: TS. Đỗ Quỳnh Nga, Th.S Lê Tiến Công, Th.S Đoàn Anh Thái, Th.S Bùi Gia Khánh. Bằng nhiều cách tiếp cận khác nhau, nhưng đều có một điểm chung trong phương pháp nghiên cứu là công phu, nghiêm túc, khoa học, có tìm tòi, các tác giả đã góp công sức và trí tuệ của mình để làm nên sức nặng của cuốn sách. Sức nặng ấy không chỉ ở độ dày của cuốn sách, mà chính là sự kết tinh của hàm lượng khoa học.

Với một khối lượng tài liệu khá lớn và phong phú đã thu thập được trong quá trình triển khai đề tài nghiên cứu cơ bản cấp nhà nước "Tổ chức và hoạt động bảo vệ biển đảo Việt Nam giai đoạn 1802 – 1885", "Trong nhiều tài liệu quý giá có đầy đủ các Châu bản triều Nguyễn liên quan mật thiết đến Hoàng Sa, Trường Sa, đặc biệt là nguồn tư liệu khảo sát thực địa cho đề tài do Hội KHLS Thừa Thiên Huế tổ chức, trong đó kết quả thu được có giá trị khoa học lớn nhất là đợt khảo sát đảo Lý Sơn vào tháng 8 năm 2013". Đó chính là nét khác biệt làm nên một Hội thảo mang tính chuyên đề đang nóng và được xã hội quan tâm, cũng là phần hồn làm nên cuốn sách đáng đọc và suy ngẫm. Đáng đọc, bởi cuốn sách cung cấp cho người đọc cái nhìn lịch sử khách quan về Triều Nguyễn – với tư cách là triều đại đầu tiên quản lý lãnh thổ, lãnh hải trong đó biển đảo với một không gian đất nước như Việt Nam đang có hiện nay (đặc biệt là việc khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa từ lâu đã thuộc về Việt Nam, với những luận chứng khoa học và tư liệu quý, đầy sức thuyết phục, khó có thể chối cãi). Đó là một thành tựu quan trọng của triều đình Huế trong thế kỷ XIX đã để lại cho hậu thế một di sản lịch sử quý giá, đáng tự hào và trân trọng. Suy ngẫm, là để đánh giá đúng công lao, vai trò của triều Nguyễn trong việc tổ chức quản lý biển đảo để rút ra bài học kinh nghiệm cho hôm nay, để có một chiến lược lâu dài, có cách ứng xử tỉnh táo, sáng suốt, linh hoạt, phù hợp với công cuộc giữ gìn và bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc (đặc biệt là biển đảo) trong xu thế hội nhập và phát triển của thế giới, nhất là những tháng ngày này, khi Trung Quốc ngang ngược hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 vào thềm lục địa của Việt Nam, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền thiêng liêng của tổ quốc, đặt chúng ta trước một thử thách mới cam go và khắc nghiệt. Hơn bao giờ hết, những bài học của cha ông từ trong dặm dài thẳm sâu của lịch sử, nhất là dưới triều Nguyễn về công cuộc bảo vệ biển đảo Tổ quốc thế kỷ XIX vẫn còn nguyên giá trị, mà cuốn sách nói trên đã phần nào nói lên điều đó.

Cuốn sách "Triều Nguyễn với công cuộc bảo vệ biển đảo Tổ quốc thế kỷ XIX" do Hội KHLS Thừa Thiên Huế phối hợp với NXB Đà Nẵng ấn hành là sự xuất hiện đúng lúc, mang ý nghĩa khoa học và thực tiễn, góp phần khẳng định chủ quyền của Việt Nam về Hoàng Sa và Trường Sa, đồng thời tiếp nối lòng yêu nước nồng nàn vốn là một truyền thống cực kỳ quý báu của dân tộc ta, là sức mạnh to lớn và thần kỳ để chúng ta đánh thắng mọi kẻ thù hung hãn nhất trong lịch sử dựng nước và giữ nước.

 

 

Lê Viết Xuân
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhạc Cổ Từ - biết ơn và mong nguyện

Hàng năm, cứ đến ngày 16/3 âm lịch, Hội Cổ nhạc truyền thống Huế lại tổ chức lễ Giỗ tổ cổ nhạc truyền thống Huế. Các nghệ nhân, nghệ sĩ ngành âm nhạc cổ truyền và người mộ điệu lại nô nức cùng nhau đến Nhạc Cổ Từ để dâng hương trong ngày giỗ tổ bộ môn ca nhạc truyền thống Huế - một loại hình nghệ thuật có từ rất lâu đời và là một nét riêng độc đáo trong kho tàng di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc.

Nhạc Cổ Từ - biết ơn và mong nguyện
Dạo chơi vườn ngũ sắc

Hưởng ứng Festival Huế 2024, ngày 8/6 tới đây, các họa sĩ Huế và yêu Huế sẽ về miệt vườn Kim Long hoa trái để trưng bày tranh với chủ đề “Dạo chơi vườn Huế”. Cuộc dạo chơi sẽ được bài trí bởi 39 bức tranh của 7 tác giả, là những bước chân qua những góc vườn ngũ sắc, với những câu chuyện xao động sắc màu của nắng gió vườn xanh, những tự tình hàn huyên của lá và hoa trong những góc vườn Huế vừa tĩnh lặng vừa sôi động…

Dạo chơi vườn ngũ sắc
Lan tỏa vẻ đẹp Huế qua những bức tranh

Sinh ra và lớn lên ở xã Hải Dương (TP. Huế), Đào Nguyên Tài (sinh năm 2002), sinh viên Khoa Mỹ thuật ứng dụng, Trường đại học Nghệ thuật Huế đã lặng lẽ thể hiện tình yêu đối với Huế qua những đường nét, màu sắc, hình ảnh. Những tác phẩm hội họa đầy tâm huyết và sáng tạo của Tài đã góp phần lan tỏa vẻ đẹp vùng đất núi Ngự sông Hương.

Lan tỏa vẻ đẹp Huế qua những bức tranh
Tia nắng

- Hay mình trồng cây hoa giấy trước hiên, vừa tỏa bóng mát vừa có hoa để ngắm anh nhỉ?

Tia nắng
Minh Tự - người ham chơi một cách tinh tế

Tập tùy bút, ghi chép “Trước nhà có cây hoàng mai: Những ghi chép về Huế - xứ sở phong rêu kiêu sa” sau hơn 8 năm xuất hiện trên văn đàn nay đã được tái bản, có bổ sung và chỉnh sửa. Đặc biệt hơn ở lần tái bản này, có thêm ấn bản tiếng Anh “Ochna in the front yard: Fascinating stories about Huế - an ancient, poetic and glamorous land”.

Minh Tự - người ham chơi một cách tinh tế

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top