ClockThứ Ba, 09/12/2014 13:53

Cánh đồng bên sông

TTH - Nép bên kia dòng sông Bến Ganh hiền hòa, trong trẻo của làng tôi là một cánh đồng nho nhỏ, êm đềm, nơi vẫn riêng giữ trong lòng đất nâu những dấu chân trần bé xinh của một thời tuổi thơ lấm lem kỉ niệm. Để một ngày bâng khuâng nhung nhớ, soi tâm hồn vào miền ký ức đồng chiêm, chợt nhận ra mình đã bước qua những năm tháng hồn nhiên, vụng dại…

Hồi còn bé, vào một chiều ngồi nũng nịu trong lòng ngoại, tôi được nghe người kể lại rằng, ngày xưa, nổi lên bên kia dòng sông Bến Ganh là một cù lao nhỏ cỏ mọc um tùm. Dòng sông cứ thể âm thầm chảy và vun đắp phù sa để bãi bồi cứ thế rộng mãi ra theo nhịp trôi năm tháng. Rồi người dân trong làng túc tắc rủ nhau kéo sang bên ấy khai khẩn đất hoang, đắp bờ chia ruộng và cấy thêm đôi ba bụi mạ non. Dần dần, cả một vùng đất hoang hóa mênh mông bỗng trở thành cánh đồng tươi xanh lúa mới. Và không biết, từ lúc nào cánh đồng mang trên mình cái tên Cồn Giữa.

Ai đã từng lớn lên trên mảnh đất quê nghèo mới thấm thía hết cái thi vị của đồng làng bao la, thanh mộc. Khi còn là một đứa trẻ mục đồng, mỗi chiều, tôi thường thích cùng lũ bạn trong xóm nhỏ ngồi trên lưng trâu bơi sang cánh đồng Cồn Giữa bên sông chăn thả. Ngày ấy, đối với tôi, cánh đồng giống như một thế giới riêng chứa đầy hấp dẫn, một thế giới nhỏ được bao bọc bởi những bụi lau sậy viền quanh và được chấm phá bằng những cánh cò trắng miên man cõng đầy nắng ấm bay bay trong chiều gió….
Từ ấy, góc hoài niệm lòng tôi đã ghi lại những khoảnh khắc ấu thơ rất đỗi yên bình và chân thật. Nhớ những lúc ầm ĩ reo hò rượt đuổi khắp các bờ ruộng chỉ để vồ bắt một con châu chấu bé tẹo tèo teo. Nhớ những lần rong ruổi dọc các bờ ruộng mướt êm tìm hái mấy chùm hoa dại tím biếc li ti đan thành chiếc vương miện điệu đà đem đội lên đầu chơi trò đám cưới. Nhớ khi lót tạm cái dạ đói cồn cào bằng những củ ấu nhỏ đào được từ trong lòng đất đem nướng vội trên ngọn lửa liu riu nồng nàn hương cỏ. Nhớ lúc ngồi tựa lưng vào nhau chơi đố vui và ngắm nước sông trôi nhẹ, hiền hòa… Đôi lúc thầm ước được trở về tuổi dại, vô tư sống giữa biếc xanh cây cỏ trên đồng cho thỏa nhớ mong sau bao năm xa cách.
Và, trong rất nhiều những mảnh ghép nhớ nhung cồn cào lồng ngực ấy, tôi nhớ nhất cánh đồng mùa gặt. Khi cái nắng đổ lửa chói chang nhuộm vàng những bông lúa căng tròn, chắc mẩy, ấy là lúc đến mùa thu hoạch. Cánh đồng được bao quanh bởi dòng sông dập dờn sóng nước, vậy nên, cách duy nhất để sang được đồng bên là đi thuyền. Sẽ chẳng bao giờ tôi quên được cái cảm giác chòng chành trên chiếc thuyền nan chở đầy lúa mới. Qua dòng sông sâu, thấy trong mặt nước lấp lánh hoàng hôn là khuôn mặt mình sạm đen, cháy nắng. Thấp thoáng dáng mẹ cong gầy đang cố gặt nốt vạt lúa chín còn lại làm mắt tôi không kìm nén nổi những giọt cay nồng…
Cánh đồng Cồn Giữa thân yêu này đã nuôi tôi lớn lên bằng những những kỷ niệm tuổi thơ êm đẹp, bằng hạt lúa vàng sóng sánh dáng hình những giọt mồ hôi lam lũ của mẹ cha.
Phan Đức Lộc
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kỷ niệm 8 năm Di sản “Thơ văn trên Kiến trúc Cung đình Huế” được công nhận Di sản Tư liệu thế giới

Cách đây 8 năm, ngày 19/5/2016, Di sản “Thơ văn trên Kiến trúc Cung đình Huế” (1802 - 1945) được Ủy ban chương trình Ký ức Thế giới khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (MOWCAP) thuộc Tổ chức Văn hóa, Giáo dục và Khoa học Liên hợp quốc công nhận là Di sản Tư liệu Thế giới khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. ​

Kỷ niệm 8 năm Di sản “Thơ văn trên Kiến trúc Cung đình Huế” được công nhận Di sản Tư liệu thế giới
Dâng hoa sen lên Bác tại nhà lưu niệm ở Dương Nỗ

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ cùng đại diện một số sở, ban ngành và người dân, du khách đã tham gia lễ rước hoa sen và dâng lên Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Di tích quốc gia đặc biệt Nhà lưu niệm thời niên thiếu của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại làng Dương Nỗ (xã Phú Dương, TP. Huế) sáng 19/5.

Dâng hoa sen lên Bác tại nhà lưu niệm ở Dương Nỗ
Chùa trên núi

Ngôi chùa nằm cheo leo trên một ngọn núi. Đường lên chùa ngoằn ngoèo, khúc khuỷu bám theo sườn núi nên chẳng mấy người lên chùa, thành ra chùa vắng vẻ quanh năm. Nếu như không có người dẫn lối hoặc nhắc tới thì hẳn chẳng ai biết trên núi này còn có một ngôi chùa. Vào những buổi sương mù, ngọn núi chìm trong một vùng mịt mờ trắng đục. Nhìn từ xa, ngọn núi mờ ảo, chỉ khi nắng lên, sương tan, đỉnh núi mới hiện rõ và xung quanh vẫn còn phủ vài đám mây trắng, khiến cảnh vật đẹp một cách lạ kỳ. Vậy nhưng, ngôi chùa vẫn khuất trong dáng núi, nằm khiêm nhường dưới những tán cây cổ thụ um tùm, chỉ tiếng chuông chùa là vang vọng lan xa, rồi tan dần vào gió, vào mây, vào nắng, vào tháng năm.

Chùa trên núi
Trân quý những tư liệu, hiện vật tưởng niệm Bác Hồ

Ngoài những di tích, những di sản văn hóa phi vật thể mà Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại là tình yêu thương bao la của Người dành cho Nhân dân Thừa Thiên Huế, những hồi ức của Người với vùng đất Thừa Thiên Huế còn có tình cảm đặc biệt của Nhân dân Thừa Thiên Huế đối với Người gồm hàng ngàn trang tư liệu viết và những câu chuyện kể. Đó là lòng tôn kính, tình cảm của Nhân dân Thừa Thiên Huế đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh thông qua các hoạt động thờ cúng trong mỗi gia đình sau khi Người qua đời.

Trân quý những tư liệu, hiện vật tưởng niệm Bác Hồ
Khai hội Dương Nỗ - hành trình tháng 5

Làng Dương Nỗ là một địa danh không thể thiếu trong trong tiểu sử của người Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, nhà văn hóa kiệt xuất - Hồ Chí Minh.

Khai hội Dương Nỗ - hành trình tháng 5
Return to top