ClockThứ Bảy, 27/06/2015 21:21

Rực rỡ và cuốn hút

TTH - Những chiếc đèn, bình và rất nhiều vật dụng khác bằng thuỷ tinh trong suốt bỗng trở nên lung linh, rực rỡ và có một sức hút kỳ lạ bởi những hoạ tiết hoa bướm, chim chóc mang đầy hơi thở của thiên nhiên sống động.

Đó là những sản phẩm thuỷ tinh nghệ thuật đẹp và lạ mắt của vợ chồng hoạ sĩ Lê Thị Hải và Dương Văn Kính sau một năm ấp ủ.

Hoạ sĩ Lê Thị Hải bên những sản phẩm thuỷ tinh nghệ thuật do chị sáng tác

Hoạ sĩ Lê Thị Hải cho biết: “Thuỷ tinh nghệ thuật đã xuất hiện tại TP.Hồ Chí Minh và Hà Nội, nhưng Huế thì chưa thấy ai làm. Hải muốn tận dụng những chai lọ thuỷ tinh phế thải để tái chế thành những chiếc đèn, bình hoa trang trí vừa mang tính nghệ thuật, lạ mắt vừa mang ý nghĩa bảo vệ môi trường”.

Trong căn phòng trọ nhỏ của vợ chồng Hải ở đường Nguyễn Cư Trinh (TP.Huế), cơ man là những bình hoa, đèn ngủ, đèn trang trí, bể cá và đủ các loại vật dụng thuỷ tinh khác. Nhưng đó không phải là những sản phẩm thuỷ tinh bình thường mà đầy vẻ tinh tế, bởi chúng được tô điểm bằng những hình vẽ nghệ thuật. Đó là hoa sen thanh tao, hoa mẫu đơn mộc mạc, hoa hồng rực rỡ, hoa cánh bướm bình dị của đồng nội, hoa tulip sang trọng, ly kiêu sa hay bộ tứ bình mai lan cúc trúc… chim công kiêu kỳ, những con bươm bướm rực rỡ, chuồn chuồn mỏng manh hay cá vàng đang tung tăng bơi lội... Điều thú vị là mỗi chiếc bình, chiếc lọ hay cây đèn đều có một hình vẽ riêng, không cái nào giống cái nào. “Hải thích những chủ đề dân dã, mộc mạc bởi chúng mang vẻ đẹp rất đời thường. Đó là lý do những hình vẽ của mình không phải là những gì cao xa mà là những con vật, những hoa lá gần gũi với con người”, Hải tâm sự.

Chiếc bình được vẽ theo "bộ tứ bình mai lan cúc trúc" ở bốn mặt

Để tạo nên những sản phẩm thuỷ tinh nghệ thuật này, vợ chồng Hải phải bỏ ra từ 10-12 tiếng để hoàn thành một chiếc bình hay một sản phẩm lớn và 3-4 tiếng đối với những chiếc bình cỡ nhỏ. “Khó và tốn nhiều thời gian nhất là vẽ chim công và các con vật khác như cá, bướm,... Màu vẽ cũng là một vấn đề vì màu trên thuỷ tinh rất nhanh khô và khó “đi bút” (vẽ). Số lượng màu lại giới hạn chứ không phong phú. Muốn hoà màu cũng khó, vì loại màu này nhanh khô trong điều kiện khí hậu nắng nóng như ở Huế. Ngoài ra, màu vẽ thuỷ tinh không có hàng ở Huế mà phải đặt mua ở TP. Hồ Chí Minh hoặc Hà Nội”, hoạ sĩ Lê Thị Hải cho biết.

Bình hoa được trang trí ấn tượng và đẹp mắt

Tốn nhiều công sức và thời gian nhưng đôi vợ chồng trẻ này vẫn quyết làm vì đam mê. Không đam mê sao được khi giá màu vẽ khá đắt, tiền mua bình, lọ thuỷ tinh cũng không hề rẻ và chưa biết thị trường sẽ thế nào, nhưng vợ chồng Hải vẫn liều mượn tiền để làm. “Em mê nghệ thuật vẽ thuỷ tinh vì cách đi bút, lên hình như vẽ lụa (dòng tranh mà Hải cũng rất đam mê và theo đuổi như một duyên nghiệp - PV). Đề tài vẽ cũng tương tự như bên lụa, đó là những chủ đề dân dã nhưng mang vẻ đẹp bình dị!”, Hải nói.

Những sản phẩm thuỷ tinh nghệ thuật của vợ chồng Hải vừa được ra mắt thị trường Huế lần đầu tiên tại Hội chợ công nghiệp thương mại Huế 2015. Hiện tại, Hải có hai loại sản phẩm là dòng tái chế và dòng hàng sẵn - vẽ lên những bình thuỷ tinh đã được sản suất sẵn. Đôi vợ chồng trẻ này dự định sẽ tiếp tục sáng tác trên những bình gốm và chất liệu gương để tạo nên những bức tranh gương về đồng quê, những phong cảnh đẹp... Một cửa hàng nhỏ để bán sản phẩm cũng đang được Hải nhắm đến nhằm đưa thuỷ tinh nghệ thuật đến gần hơn với mọi người. “Những tác phẩm thủy tinh khi được vẽ lên và ánh sáng xuyên qua sẽ trở nên lung linh và ấn tượng. Chính điều đó mang lại cho sản phẩm thuỷ tinh nghệ thuật một vẻ đẹp riêng đầy cuốn hút”, Hải hào hứng.

Bài, ảnh: Thanh Vân
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cửu Đỉnh Huế được công nhận là Di sản Tư liệu thế giới

Lúc 13h 9 phút, ngày 8/5 (giờ địa phương), tại thủ đô Ulaanbaatar, Mông Cổ, hồ sơ “Những bản đúc trên Chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế” của Việt Nam đã được thông qua và chính thức trở thành di sản tư liệu của Chương trình Ký ức Thế giới Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương của UNESCO.

Cửu Đỉnh Huế được công nhận là Di sản Tư liệu thế giới
Đệ trình hồ sơ đề nghị UNESCO ghi danh Cửu Đỉnh triều Nguyễn trở thành Di sản Ký ức thế giới

Từ ngày 6 - 10/5, tại Mông Cổ diễn ra Hội nghị toàn thể Ủy ban Di sản ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương (MOWCAP 2024) của UNESCO. Đợt này, toàn khu vực châu Á - Thái Bình Dương có 20 hồ sơ đệ trình, Việt Nam có 1 hồ sơ là Cửu đỉnh của Huế đại diện của tỉnh Thừa Thiên Huế.

Đệ trình hồ sơ đề nghị UNESCO ghi danh Cửu Đỉnh triều Nguyễn trở thành Di sản Ký ức thế giới
Lãnh đạo tỉnh làm việc với đoàn làm phim “Hoàng hậu cuối cùng”

Chiều ngày 7/5, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình đã có buổi làm việc với Công ty TNHH Mar6 Studios liên quan đến dự án phim điện ảnh về hoàng hậu Nam Phương. Cùng dự buổi làm việc có đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan.

Lãnh đạo tỉnh làm việc với đoàn làm phim “Hoàng hậu cuối cùng”
Trong nỗi hoài vọng cố hương

Nhà thơ Triệu Nguyên Phong quê ở Triệu Phong, Quảng Trị, nhưng ông sinh ra và lớn lên tại Thừa Thiên Huế. Ông cũng là hội viên Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế. Cuối năm 2023, nhà thơ Triệu Nguyên Phong vừa ra mắt độc giả tập thơ thứ bảy của mình “Theo bóng ta về”, do NXB Thuận Hóa ấn hành. Các tập thơ trước đó gồm: “Say đắng” (2005), Nắng và mưa (2006), Ta và bóng (2009), Rơm rạ chiều quê (2011), Ngược dòng trăng (2013), Ta tìm ta giữa đời (2017).

Trong nỗi hoài vọng cố hương
“Giáo dục di sản”- học mà chơi, chơi mà học

Vui vẻ, hào hứng, bổ ích là những cảm nhận của những “du khách học trò” sau khi tham gia chương trình “Giáo dục di sản” (GDDS) do Bảo tàng Cổ vật cung đình (CVCĐ) Huế tổ chức.

“Giáo dục di sản”- học mà chơi, chơi mà học
Return to top