ClockChủ Nhật, 18/04/2021 07:00

Nghĩ mới về “Chuyện cũ…”

TTH - Đó, có lẽ là ý “gan ruột” của nhà văn lão thành Nguyễn Khắc Phê muốn gửi gắm trong sách mới của ông: “Chuyện cũ nghĩ thêm - Trò cười nên bớt” (NXB Hội Nhà văn, tháng 4/2021) ra mắt bạn đọc trước thềm “Ngày sách Việt Nam” 21/4.

Huế trong bước ngoặt lịch sử 1945-1946“Tự bạch” của thầy giáo Trương Quang Đệ

Bìa sách của nhà văn Nguyễn Khắc Phê, NXB Hội Nhà văn, tháng 4/2021

Nói “nghĩ mới”, cũng là theo cách mà tác giả trình bày ngay phần đầu của cuốn sách: “Thêm một cách nhìn văn hoá xưa và nay”, tiếp đến “Bàn góp về thời cuộc và dân sinh”, “Không chỉ là chuyện cười”.

Đề cập đến những vấn đề cũ hay mới, lớn hay nhỏ, xưa hay nay, “cung đình” hay dân sinh; từ  chuyện vĩ mô “Nhân loại cần điều chỉnh cách sống sau đại dịch COVID - 19”, “Hãy cẩn trọng khi xâm phạm sự cân bằng của tự nhiên” đến vi mô “Chuyện mít nhà tôi”, “Suýt chết vì cây tầm gửi” và những “Trò cười nên bớt”… ông đều nhìn mới, viết mới, từ góc độ tiếp cận đến luận giải; kiến nghị chân thành, cởi mở trên tinh thần “Đổi mới của Đảng” và tiến bộ xã hội. Bởi vậy, “Chuyện cũ nghĩ thêm…” của Nguyễn Khắc Phê đã lần nữa “hâm nóng” những vấn đề thời sự nhân sinh ở Cố đô Huế, trong nước và không ít những vấn đề mang tính toàn cầu…

Có thể “cũ”, nhưng cũng rất mới, rất bất ngờ, thú vị khi tác giả ôn chuyện kỷ niệm lần đầu gặp các nghệ sĩ Huế: Trịnh Công Sơn, Đinh Cường, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Tô Nhuận Vỹ, lần ghé ngôi nhà 26 Lê Lợi - TP. Huế, tháng 5/1976. Lần ấy, “Trịnh Công Sơn cởi trần, chuyện trò cởi mở, uống rượu, nhắm thức ăn, chứ hình như không ăn cơm. Vừa ăn uống, vừa hút thuốc, Trịnh Công Sơn bảo: Trước còn hai tay hai điếu!”...(tr.51, sđd). Thế đấy, hồi trẻ, chàng Trịnh, nhạc sĩ “nhà ta” cũng “ngầu” phết. Có ai bảo tài giỏi thì không được… “ngầu”, hoặc đã “ngầu” thì không được… tài giỏi ?

Bạn đọc đến nhà nhận sách đặt mua qua Facebook Nguyễn Khắc Phê

Không cũ một chút nào, khi nhà văn trăn trở, luận giải và kiến nghị với những người đứng đầu các cơ quan chức năng sớm “chính danh” cho “Công trình kiến trúc đặc biệt bên sông Hương tròn thế kỷ tuổi thọ. Lại càng không cũ, không nhỏ, không thể không nghĩ, khi ông đề cập đến vấn đề sử dụng nhân tài theo tinh thần “Đoàn kết, đại đoàn kết dân tộc” mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu gương thực hiện ngay từ thời đầu công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, tự do, hạnh phúc cho Nhân dân, đặc biệt trong việc thành lập Chính phủ đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (nay là CHXHCN Việt Nam), thời đầu lập quốc (1946).

Nhắc lại vấn đề “Đoàn kết” và “quy trình” phát hiện, khuyến khích, tiến cử người tài giỏi ở nước ta nói chung, văn tài nói riêng, “Chuyện cũ…” của Nguyễn Khắc Phê khiến nhiều người, nhất là những người có trách nhiệm cao trong công tác “nhân sự”  phải nghĩ thêm, nghĩ lại để làm cho trúng, cho hiệu quả hơn, vì sự nghiệp chung của nước, của dân.

Với lối viết rỉ rả “mưa dầm thấm lâu”, bút lực “gừng càng già càng cay”, Nguyễn Khắc Phê đã cung cấp cho bạn đọc hàm lượng thông tin phong phú, mang ý nghĩa giáo dục tích cực, gợi mở cách tiếp cận, ứng xử mới về những vấn đề được đề cập trong mỗi bài viết của mình. Những bài về 12 “con Giáp” Tí, Sửu, Dần, Mão....như một bộ sưu tập, thậm chí là một “kho” thành ngữ, tục ngữ, kinh nghiệm dân gian phong phú mà tác giả đã kỳ công khai thác, thể hiện… Qua đây, cũng phần nào hiểu được và càng nể trọng vốn sống, sức đọc, sức viết, kỹ năng khái quát, kết nối hợp lý, thể hiện hấp dẫn trong mỗi tiểu phẩm cười mà “Không chỉ là chuyện cười” của ông. Trong ấn phẩm mới này, có một số truyện, tiểu phẩm từng đăng "Tuổi trẻ cười", hơi bất ngờ thấy lão nhà văn vốn có tiếng “nghiêm trang” mà cũng khéo dựng các “trò cười” không chỉ giúp bạn đọc giải trí mà còn gợi nghĩ đến nhiều vấn nạn xã hội cần sớm ngăn chặn, loại trừ. “Chuyện cũ…” của Nguyễn Khắc Phê không cũ là vậy.

“Thử sức” theo cách tổ chức in ấn, “phát hành” sách của một số cây bút trẻ hiện nay, lần này, nhà văn lão thành cũng tự “chi” in ấn, tự “phát hành” sách của mình qua mạng, Facebook “Nguyễn Khắc Phê” và điện thoại di động 098 9965 409. Hy vọng, cũng hấp dẫn, nhất là với những tri âm, tri kỷ với sách, với nhà văn. “Đây không phải cuốn sách cuối cùng!”, nhà văn Nguyễn Khắc Phê cho biết. Nghĩa là, sau cuốn sách thứ 25 này, ông sẽ còn ra sách mới “hầu” bạn đọc.

Rất nhiều người còn “say” với “văn hoá đọc” để được cảm nhận và “đồng sáng tạo” cùng tác giả sẽ tìm đến với “Chuyện cũ nghĩ thêm…” và nhiều tác phẩm khác của Nguyễn Khắc Phê, nhà văn lão thành đã 82 mùa xuân, trên hai phần ba số đó ông đã và đang “cày cấy” miệt mài trên trang giấy.

Bài, ảnh: BÙI NGỌC QUỲNH

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đọc lại “Mạ tui” - Nhớ một người thầy - một nhà văn… không nổi tiếng

Tự truyện “Mạ tui” của Nguyễn Viết An Hòa được NXB Thuận Hóa in từ năm 2018, đã được “nối bản” nhiều ngàn cuốn, mặc dù theo quan niệm thông thường, tác giả là người không/chưa nổi tiếng. Hơn chục năm trước, trong một cuốn sách đã in, tôi nêu vấn đề “Tự truyện không chỉ dành cho người nổi tiếng”.

Đọc lại “Mạ tui” - Nhớ một người thầy - một nhà văn… không nổi tiếng
Có đồng thuận, có thành quả

Sự đồng thuận đó, chắc chắn không phải tự dưng mà có, mà là thành quả của sự nỗ lực “đi từng ngõ, gõ cửa từng nhà” của những người làm công tác dân vận.

Có đồng thuận, có thành quả
Quảng bá giá trị văn hóa Huế qua Tủ sách Huế, tưởng dễ mà khó - Kỳ 1: Khiêm tốn số lượng, nặng tính hàn lâm

4 năm ra đời, đề án Tủ sách Huế đến nay chỉ có 11 ấn phẩm, một con số rất khiêm tốn. Nhưng buồn hơn khi những ấn phẩm ấy chỉ dừng lại với số lượng in giới hạn và “đeo gông” sách không bán, khiến nhiều người khó tiếp cận. Phía những người thực hiện Tủ sách Huế cho rằng nguyên do dẫn đến điều đó là ngân sách hạn chế, nhưng nhiều ý kiến khác nhận định đó là sự thụt lùi, thậm chí đi ngược lại chủ trương lan tỏa giá trị của Tủ sách Huế cũng như văn hóa đọc trong đời sống hiện nay. Vì thế, cần có giải pháp để tháo gỡ khó khăn mà Tủ sách Huế đang phải đối mặt.

Quảng bá giá trị văn hóa Huế qua Tủ sách Huế, tưởng dễ mà khó - Kỳ 1 Khiêm tốn số lượng, nặng tính hàn lâm
Cai game bằng đọc sách

Chở con gửi thư viện, hoặc nhà sách và dành thời gian đọc sách cùng con là một trong những giải pháp của nhiều phụ huynh trong dịp hè nhằm giúp con "cai nghiện" game, hạn chế tiếp xúc với các thiết bị điện tử.

Cai game bằng đọc sách
Cùng Châu Thu Hà “Nhận mặt thời gian”

Trước “Nhận mặt thời gian”, NXB Thuận Hóa, 2023, Châu Thu Hà đã trình làng 2 tác phẩm “Khúc đêm” (2002) và “Nép về phía anh” (2014). Nữ thi sĩ chủ yếu viết về tình yêu lứa đôi. Thơ tình của chị vừa “dữ dội” vừa “dịu êm”, vừa “ồn ào” vừa “lặng lẽ”. Có điều, khoảng cách thời gian khá dài giữa 3 tập thơ tạo cho mỗi tập có những sắc thái tình cảm riêng. Tập đầu: rụt rè và e ấp; tập thứ hai: mãnh liệt và nồng cháy; tập thứ ba: nhẹ nhàng và sâu lắng.

Cùng Châu Thu Hà “Nhận mặt thời gian”

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top