ClockThứ Năm, 23/08/2018 16:20

Thay đổi cơ chế, tạo đà để phát huy các giá trị di sản văn hóa Huế

TTH.VN - Sáng 23/8, dưới sự chủ trì của UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Trường Lưu, Thường trực Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã làm việc với Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế và các sở, ban, ngành liên quan của tỉnh để tập trung tháo gỡ khó khăn, nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Huế tốt hơn nữa trong thời gian tới.

Đưa “âm sắc cung đình” đến gần với công chúngXã hội hóa bảo tồn, phát huy giá trị di sảnVăn hiến kinh kỳ chờ ngày ra mắt

Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu chủ trì và phát biểu kết luận tại buổi làm việc 

Cùng làm việc còn có Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bùi Thanh Hà; Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ.

Báo cáo của Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cô đô Huế Phan Thanh Hải cho biết, 6 tháng đầu năm 2018 về công tác trùng tu di tích, trung tâm đã thực hiện, chuẩn bị đầu tư 15 dự án; dự án chuyển tiếp và dự kiến hoàn thành là 12 dự án; dự án chuyển tiếp hoàn thành sau năm 2018 là 7 dự án; dự án khởi công mới năm 2018 là 8 dự án… Lượng khách nước ngoài đến Huế đạt hơn 1,2 triệu; tổng doanh thu đến 20/8 đạt hơn 265 tỷ đồng/320 tỷ đồng theo kế hoạch cả năm; trong đó, doanh thu từ vé tham quan đạt hơn 208 tỷ đồng.

Những tháng cuối năm 2018, trung tâm triển khai đẩy mạnh một số nhiệm vụ trọng tâm về cơ chế chính sách hỗ trợ đầu tư bảo tồn và phát huy giá trị di tích Huế theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; lập các dự án lớn, tạo hiệu ứng tích cực cho phát triển du lịch và văn hóa xã hội của tỉnh. Phối hợp với các đơn vị tập trung di dời, giải tỏa 2.778 hộ dân tại khu vực I di tích Kinh Thành; hoàn thiện dự án, đề án đổi mới mô hình quản lý trung tâm theo cơ chế tự chủ. Công tác quản lý trùng tu di tích, đầu tư xây dựng, sửa chữa các công trình được trung tâm đẩy mạnh thực hiện, với tổng nguồn vốn huy động 2016 -2018 là hơn 595 tỷ đồng…

Lãnh đạo Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế kiến nghị, UBND tỉnh sớm xây dựng cơ chế đặc thù cho công tác di dời các hộ dân sống trong khu vực khoanh vùng bảo vệ di tích; chỉ đạo các sở, ngành liên quan phối hợp với trung tâm để sớm hoàn chỉnh đề án đổi mới tổ chức bộ máy và hoạt động theo hướng tinh gọn, hiệu quả; tạo điều kiện cho trung tâm trong việc triển khai các dự án bảo tồn, tôn tạo cảnh quan khu di sản…

Giám đốc Trung tâm Di tích Cố đô Huế Phan Thanh Hải báo cáo những việc làm của trung tâm thời gian qua

Trên cơ sở đó, Thường trực Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, lãnh đạo các sở, ngành liên quan của tỉnh tập trung đóng góp các ý kiến, đề xuất các giải pháp về công tác quản lý quy hoạch, đầu tư trùng tu; quản lý hiện trạng lấn chiếm di sản; tạo cơ chế tài chính cho bộ máy hoạt động; phát huy giá trị di tích… để công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Huế phát triển hơn nữa thời gian tới.

Kết luận tại buổi làm việc, Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu khẳng định, vẫn còn nhiều vấn đề cần quan tâm về việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Huế, nhất là vấn đề trùng tu gắn với khai thác. Những điểm di tích nào chưa trùng tu được thì cho trồng hoa, đừng để hoang hóa. Giao thông, bãi đỗ xe tại các điểm di tích cũng phải tính toán để phân luồng xe.

Liên quan đến vấn đề dịch vụ tại các điểm di tích, Bí thư Tỉnh ủy lưu ý với Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế không nên phát triển đại trà mà có chọn lọc, gắn với giá trị văn hóa. Tùy từng lĩnh vực một để trung tâm có đề án xã hội hóa, gắn với cải cách bộ máy. Trung tâm và các sở, ngành tập trung nghiên cứu xem, có tổ chức được đường đi bộ xung quanh Đại Nội để tại sức sống cho du khách tham quan về đêm hay không. Một vấn đề cần lưu ý nữa là, tổ chức các lễ hội cũng cần có sự lựa chọn, tổ chức vào thời điểm nào phù hợp, tránh tốn kém.

Hệ cổ vật là phần hồn của du lịch tỉnh nhà, nhưng tính toán làm sao để phát huy hiệu quả. Vấn đề quản lý di sản cũng phải đặt ra, nhưng cần có sự nghiên cứu khoa học, tính toán lại quy mô. Cần có những sản phẩm đặc sắc để duy trì một số sản phẩm thu hút du khách. Tuyên truyền, quảng bá di tích còn yếu, cần tăng cường đẩy mạnh hơn nữa trong thời gian tới để đưa lại hiệu quả kinh tế cao hơn.

Tin, ảnh: Anh Phong

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tuổi trẻ với sứ mệnh bảo tồn động vật hoang dã

Ngày 7/4, Dự án Quản lý rừng bền vững và Bảo tồn đa dạng sinh học (VFBC) phối hợp với Trường đại học Nông Lâm (Đại học Huế) tổ chức buổi tọa đàm: Sinh viên với hành động vì động vật hoang dã.

Tuổi trẻ với sứ mệnh bảo tồn động vật hoang dã
Tìm hướng bảo tồn di sản nghệ thuật bài chòi

Sau 5 năm triển khai, Đề án Bảo vệ và phát huy giá trị di sản nghệ thuật bài chòi trên địa bàn tỉnh dù đạt nhiều thành quả nhưng vẫn đối mặt rất nhiều khó khăn. Trong đó phải kể đến môi trường diễn xướng cho loại hình di sản này vẫn chưa nhiều và có nhiều thay đổi theo chiều hướng hiện đại, chương trình quảng bá chưa rộng rãi nên chưa thu hút người tham gia…

Tìm hướng bảo tồn di sản nghệ thuật bài chòi
Bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề truyền thống

Là địa phương có khá nhiều nghề, nghề truyền thống (NTT) và làng nghề truyền thống (LNTT) nên để khôi phục, bảo tồn và phát triển, TP. Huế đã và đang triển khai nhiều giải pháp, chính sách hỗ trợ góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái, thúc đẩy chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp.

Bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề truyền thống
Return to top