ClockThứ Năm, 16/10/2014 06:17

Thiếu chuyên nghiệp

TTH - Đang nghiên cứu đề tài về thị trường tranh ở Huế, hoạ sĩ Trần Thanh Bình - Khoa Đồ hoạ, Trường đại học Nghệ thuật Huế trăn trở, một thời, Huế có rất nhiều gallery nhưng rất ít gallery đúng nghĩa theo đúng tôn chỉ, tiêu chí của một gallery chuyên nghiệp.

Họa sĩ Trần Thanh Bình (nguyên Phó Chủ tịch Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế)

Họa sĩ chia sẻ: Gallery không chỉ bày bán tranh như cửa hàng, nếu là gallery chuyên nghiệp thì phải tổ chức triển lãm để giới thiệu tác giả mới, thu hút khách đến mua… Các gallery ở Huế gần như không có hoạt động này.

Là cái nôi mỹ thuật nhưng sao đến bây giờ Huế vẫn chưa có thị trường tranh?

Sân bay Phú Bài chưa phải ở tầm quốc tế nên việc trung chuyển một bức tranh cũng không đơn giản đối với khách. Việc quảng bá, liên kết các tổ chức, lĩnh vực tương tác lẫn nhau, như: truyền thông báo chí, quảng bá, phê bình mỹ thuật, nhà đầu tư, nhà môi giới… ở Huế đều rời rạc. Huế chưa có nhà tổ chức chuyên nghiệp, chưa có nhà sưu tập, nhà giám tuyển để phát hiện những tác giả, tác phẩm mới. Vấn đề truyền thông cũng mới chỉ mang tính đưa tin báo chí.

Vắng khách, thỉnh thoảng, nhân viên của gallery Ta lại sắp xếp, ngắm tranh và… phủi bụi cho đỡ buồn

Để hình thành thị trường tranh, bản thân tranh của hoạ sĩ phải được người ta thích. Dù anh ở đâu mà tranh của anh được yêu thích thì họ sẽ tìm đến mua. Hoạ sĩ Huế đông nhưng chưa mạnh. Các hoạ sĩ đơn thân độc mã để lao động nhiều hơn là tập hợp nên ít có những nhóm hoạ sĩ đồng quan niệm, tư tưởng nghệ thuật để cùng có những kế hoạch, dự án sáng tác tạo sự đột phá.

Ưu điểm của hoạ sĩ Huế là thực sự sáng tác cho họ, không bị chạy theo đồng tiền. Thế nên, ở Huế, tranh chép, tranh nhái rất ít. Hoạ sĩ nào cũng có tranh của mình, không muốn giống ai. Tuy nhiên, điều đó cũng tạo ra những hạn chế. Trừ một số người phải sống bằng tranh, các hoạ sĩ không đầu tư cho việc bán tranh. Những kế hoạch, dự định mà họ đầu tư cho một cuộc triển lãm để bán được tranh gần như là số 0. Hoạ sĩ phải tự thân vận động, vẽ tranh rồi tự đi xin giấy phép triển lãm, thuê người treo tranh… Những điều này làm cho sự hiện hữu tên tuổi của hoạ sĩ qua triển lãm mờ nhạt, đóng gói trong phạm vi hẹp của những người cùng giới với nhau.

Làm thế nào để hình thành và đưa thị trường tranh phát triển?

Trước hết, hoạ sĩ phải thay đổi tư duy cả trong nghệ thuật và cách tiếp cận thị trường. Phải ý thức được hoạt động nghề nghiệp của mình không chỉ đóng gói trong việc triển lãm mà cần có tác động xa hơn nữa, dù không đặt tài chính như một mục đích tiên quyết nhưng cũng không nên coi thường nó.

Các cơ quan chức năng phải xây dựng môi trường thẩm mỹ tầm chiến lược, gắn hoạt động của thị trường mỹ thuật Huế với mọi hoạt động phát triển kinh tế-xã hội của địa phương. Các gallery cần có sự đầu tư chuyên nghiệp và cũng nên nghĩ đến việc xây dựng sản phẩm du lịch mỹ thuật, tức là đưa khách đến thăm các hoạ sĩ, các xưởng hoạ, phòng tranh, hoạ thất để xem các hoạ sĩ sáng tác, triển lãm, mua tranh…

Nguyệt Tú (thực hiện)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trong nỗi hoài vọng cố hương

Nhà thơ Triệu Nguyên Phong quê ở Triệu Phong, Quảng Trị, nhưng ông sinh ra và lớn lên tại Thừa Thiên Huế. Ông cũng là hội viên Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế. Cuối năm 2023, nhà thơ Triệu Nguyên Phong vừa ra mắt độc giả tập thơ thứ bảy của mình “Theo bóng ta về”, do NXB Thuận Hóa ấn hành. Các tập thơ trước đó gồm: “Say đắng” (2005), Nắng và mưa (2006), Ta và bóng (2009), Rơm rạ chiều quê (2011), Ngược dòng trăng (2013), Ta tìm ta giữa đời (2017).

Trong nỗi hoài vọng cố hương
“Giáo dục di sản”- học mà chơi, chơi mà học

Vui vẻ, hào hứng, bổ ích là những cảm nhận của những “du khách học trò” sau khi tham gia chương trình “Giáo dục di sản” (GDDS) do Bảo tàng Cổ vật cung đình (CVCĐ) Huế tổ chức.

“Giáo dục di sản”- học mà chơi, chơi mà học
Xe không chỉ để đi

Nghe chồng bảo sắm ô tô, chị ngơ ngác, mồm mắt tròn xoe, giọng như hụt hơi: “Đi đâu mà mua xe?”. Anh cười, cái đầu húi cua lắc nhẹ, vẻ khó hiểu cùng lời nghi vấn cao ngạo: “Sao hỏi ngớ ngẩn thế?”. Nói rồi, anh đưa mắt nhìn con đường trước nhà, với dãy ô tô nối dài, tít đến đằng xa.

Xe không chỉ để đi
Tự hào quốc hiệu Việt Nam

“Quốc hiệu Việt Nam là tài sản tinh thần vô giá và linh thiêng của dân tộc Việt Nam, là niềm tự hào của mỗi người dân nước Việt. Từ trong sâu thẳm tâm thức của mình, tôi tự hào là người Việt Nam”, nhà nghiên cứu Huế Dương Phước Thu đã chia sẻ như thế nhân kỷ niệm 220 năm quốc hiệu Việt Nam.

Tự hào quốc hiệu Việt Nam
Phát động ủng hộ Quỹ Bảo tồn Di sản

Ngày 4/5, Trường Cao đẳng (CĐ) Huế tổ chức Hội nghị quán triệt Chỉ thị 42-CT/TU của Tỉnh ủy, thông tin về “Định hướng xây dựng, phát triển Thừa Thiên Huế đến 2030, tầm nhìn đến năm 2045” và phát động ủng hộ Quỹ Bảo tồn Di sản Huế.

Phát động ủng hộ Quỹ Bảo tồn Di sản
Return to top