ClockChủ Nhật, 27/12/2020 14:57

Áo dài trong cuộc sống đương đại

TTH.VN - “Áo dài truyền thống trong cuộc sống đương đại” là chủ đề buổi trò chuyện của GS.TS. Thái Kim Lan với sinh viên Trường đại học Khoa học, Đại học Huế sáng 27/12. Buổi trò chuyện do Khoa Báo chí - truyền thông tổ chức nhằm lan tỏa tình yêu với chiếc áo dài trong giới trẻ.

Viết tiếp giấc mơ áo dàiTrình diễn áo dài của các nhà thiết kế HuếTrời mưa, Huế vẫn rộn ràng với áo dài và ẩm thực

Buổi trò chuyện với GS.TS. Thái Kim Lan mang đến cho các bạn sinh viên nhiều thông tin thú vị về chiếc áo dài truyền thống

GS.TS. Thái Kim Lan đã chia sẻ với các bạn sinh viên về nguồn gốc, đặc trưng và nét độc đáo của áo dài ngũ thân, áo dài truyền thống. Khi GS.TS. Thái Kim Lan còn là nữ sinh, chiếc áo dài luôn gắn liền với đời sống sinh hoạt thời ấy. Bà và các nữ sinh khác vẫn mặc đi học, chơi nhảy dây, đạp xe mà không hề thấy bất tiện, vướng víu.

Quan niệm của một số người cho rằng, mặc áo dài là cổ hủ, lạc hậu, bất tiện là chưa thấu đáo. Điều này tùy vào cái nhìn, cảm nhận của mỗi người. Nếu mở lòng đón nhận thì áo dài vẫn có thể mặc bình thường như các loại trang phục khác.

"Áo dài không cổ hủ, lạc hậu mà vẫn rất thời trang, tôn vẻ đẹp của người Việt Nam. Áo dài nhấn mạnh tính hòa điệu, phản ánh tinh thần, lòng tự hào của dân tộc. Mặc dù chưa có tuyên bố chính thức là quốc phục nhưng áo dài đã đi vào tâm thức của bao thế hệ người dân Việt, trở thành trang phục nhận diện bản sắc của người Việt Nam đối với người nước ngoài", GS.TS. Thái Kim Lan nhấn mạnh.   

Tin, ảnh: Minh Hiền

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chăm lo đời sống mọi mặt cho người có công

Huy động mọi nguồn lực nhằm thực hiện có hiệu quả chương trình cải thiện chỗ ở, hỗ trợ phát triển kinh tế, chăm lo đời sống về mọi mặt cho các đối tượng chính sách, có công đang được các cấp ủy Đảng, chính quyền ở Hương Trà chú trọng.

Chăm lo đời sống mọi mặt cho người có công
Hành trình áo dài từ đời thực lên sách

“Áo dài truyền thống – hành trình trở lại” (NXB Thế Giới) vừa được ra mắt tại Huế - vùng đất được mệnh danh là kinh đô của áo dài. Ấn phẩm được xem như là cẩm nang xuyên suốt về áo dài, với sự góp mặt của các tác giả từ chính khách, nhà ngoại giao, nhà nghiên cứu, nhà văn, kiến trúc sư, họa sĩ, nhà báo…

Hành trình áo dài từ đời thực lên sách
Lan tỏa hình ảnh áo dài theo hướng xã hội hóa

Sau hơn 4 năm triển khai, đề án “Huế - Kinh đô áo dài” đã ít nhiều lan tỏa đến với công chúng thông qua rất nhiều các hoạt động, sự kiện hưởng ứng. Cùng với đó là những chính sách tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực may đo, cũng như khuyến khích, ủng hộ người dân mặc áo dài vào những dịp, sự kiện quan trọng, hình ảnh áo dài đã trở thành nét đẹp quen thuộc.

Lan tỏa hình ảnh áo dài theo hướng xã hội hóa
Áo dài đứng chung sân khấu với hanbok và bao giờ được như hanbok?

Trong khuôn khổ Tuần lễ Áo dài cộng đồng Huế 2024, lần đầu tiên, áo dài Việt Nam đứng chung sân khấu với hanbok của Hàn Quốc trong một đêm trình diễn. Tuy vậy, áo dài và hanbok lại có hai số phận khác nhau, dù rằng đều là trang phục truyền thống của hai dân tộc.

Áo dài đứng chung sân khấu với hanbok và bao giờ được như hanbok
Áo dài trong đời sống Huế

Suốt dọc dài dải đất chữ S của đất nước Việt Nam, áo dài miền nào cũng có. Nhưng riêng với xứ Huế, tà áo dài đã là một phần của bản sắc văn hóa và vẻ đẹp riêng có của con người nơi đây. Một dấu mốc quan trọng của trang phục áo dài Huế là vào năm 1744, sau khi chúa Nguyễn Phúc Khoát lên ngôi ở Phú Xuân đã ban hành nhiều chính sách và đề cập đến việc sửa đổi y phục. Sang Triều Nguyễn, triều đình đã ban bố lệnh, tạo cơ hội cho phụ nữ Huế nói riêng và phụ nữ Việt Nam nói chung mặc áo dài thường xuyên. Theo đó, truyền thống mang áo dài dần đi vào nếp sống hằng ngày của người dân.

Áo dài trong đời sống Huế

TIN MỚI

Return to top