ClockThứ Bảy, 04/02/2017 14:16

Bảo tồn di sản văn hóa Huế: Hợp tác hướng đến toàn cầu

TTH - Trải qua thời gian và nhiều biến cố lịch sử, gần 2/3 số công trình của quần thể di tích Cố đô Huế trở thành phế tích. Với sự hỗ trợ tích cực của UNESCO và Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam, đã có gần 50 dự án, chương trình bảo tồn, trùng tu di sản Huế được sự chung sức từ bạn bè quốc tế.

 Khách quốc tế thăm Đại Nội

Trong các đối tác hợp tác quốc tế của khu di sản Huế, nhiều đất nước đã để lại dấu ấn sâu đậm, như: Nhật Bản, Pháp, Đức, Ba Lan, Hoa Kỳ, Hàn Quốc… Đây cũng là những quốc gia không chỉ giúp Thừa Thiên Huế có được nguồn vốn trực tiếp trùng tu các công trình kiến trúc mà còn tạo điều kiện đào tạo, chuyển giao kỹ thuật trùng tu, bảo tồn cho đội ngũ cán bộ tại chỗ. Theo TS. Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế, có được sự giúp đỡ này, một phần do chính sách hợp tác quốc tế của Đảng và Nhà nước trong những năm qua đã tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà khoa học, các tổ chức chính phủ, phi chính phủ nước ngoài quan tâm đến việc bảo tồn di sản của Việt Nam. Mặt khác, chúng ta đã tạo được lòng tin trong bạn bè quốc tế, từ đó họ sẵn sàng quay trở lại và giúp đỡ khi Huế có dự án kêu gọi tài trợ mới.

Trong nhiều dự án nổi bật, đáng kể có dự án hợp tác nghiên cứu kiến trúc truyền thống Huế và phục hồi điện Cần Chánh, bắt đầu thực hiện từ năm 1996 đến nay vẫn đang tiếp tục, với nguồn kinh phí được đầu tư ngày càng lớn. Đây là dự án trọng điểm trong chương trình Phối hợp nghiên cứu đào tạo và bảo tồn khu di tích Huế giữa Viện Nghiên cứu Di sản Thế giới của UNESCO (Đại học Waseda, Nhật Bản) và Trung tâm BTDTCĐ Huế.

Chuyên gia Pháp hỗ trợ lắp ráp Trung tâm diễn giải Hiển Lâm Các

Điện Cần Chánh xây dựng năm Gia Long thứ 3 (1804), là ngôi điện lớn thứ hai của Hoàng cung, sau điện Thái Hòa. Đây là nơi các vua triều Nguyễn tổ chức lễ thiết triều vào các ngày mùng 5, 10, 20 và 25 âm lịch hàng tháng hoặc tiếp đón các sứ bộ quan trọng, nơi tổ chức các buổi tiệc trong những dịp khánh hỷ. Điện có kết cấu gỗ lớn và đẹp nhất trong Tử Cấm thành, nhưng đã bị phá hủy hoàn toàn vào đầu năm 1947. Sự phối hợp giữa hai bên đã thống nhất được mô hình Điện tỉ lệ 1:10, cũng như ảnh tư liệu, các bản vẽ kỹ thuật, hình ảnh 3D về ngôi điện... Tại thời điểm này, những cơ sở khoa học vững chắc cho đề án tái thiết điện Cần Chánh đã được xác lập. Với phương pháp luận nghiên cứu tối ưu và thiết bị hiện đại của công nghệ trùng tu di tích Nhật Bản và sự quan tâm chỉ đạo của các cấp lãnh đạo, dự án tái thiết điện Cần Chánh có nhiều hy vọng được tái thiết trong thời gian tới. Qua đó, mở ra một thời kỳ mới trong tái thiết di sản, bảo tồn và phát huy giá trị quần thể di tích Cố đô Huế.

 Năm 2016, các hoạt động đối ngoại của Trung tâm BTDTCĐ Huế tiếp tục ghi dấu ấn với nhiều hoạt động hợp tác có ý nghĩa và được Bộ Ngoại giao tặng bằng khen vì những đóng góp tích cực trong công tác ngoại giao. Việc hoàn thành dự án bảo tồn, tu bổ di tích Triệu Miếu - phần tiền điện là một trong những hoạt động nổi bật. Dự án được Quỹ Bảo tồn Văn hóa của Đại sứ Hoa Kỳ tài trợ thông qua Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TP. Hồ Chí Minh với tổng kinh phí là 700.000 USD (hơn 14,7 tỷ đồng VNĐ). Trong lễ khánh thành dự án này, Đại sứ Hoa Kỳ Ted Osius và Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ Rena Bitter đều có mặt và đánh giá cao kết quả sự hợp tác giữa hai bên. Ngài Đại sứ chia sẻ: “Chúng tôi xem dự án này là cơ hội để bảo đảm các thế hệ tương lai, kể cả người Việt Nam, người Mỹ cũng như khách quốc tế có thể trải nghiệm và hiểu những truyền thống quý báu của Huế, cũng như khu Đại Nội tráng lệ. Thông qua việc bảo tồn các di sản văn hóa, chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn quá khứ và hiện tại. Đó là khoản đầu tư cho tương lai hai nước chúng ta và là một trong những ưu tiên quan trọng nhất của chúng tôi”.

Năm 2017, các hoạt động hợp tác quốc tế ở khu di sản Huế tiếp tục được Trung tâm BTDTCĐ Huế triển khai thực hiện bằng nhiều việc có sự tiếp nối, như: tiếp tục các nội dung của Kế hoạch quản lý Di sản Huế năm 2015 - 2020 tầm nhìn đến 2030; phối hợp với các chuyên gia vùng Nouvelle Aquitaine, Pháp, vận hành thử nghiệm trung tâm diễn giải di sản Huế tại Hiển Lâm Các; đăng kí dự án tài trợ dự án Scan 3D lăng Khải Định; tiếp tục trao đổi, làm việc với Đại sứ quán Na Uy và Công ty Pipl về khả năng hợp tác thực hiện dự án lưu trữ tư liệu số hóa tại di tích Huế…

TS. Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, nói: Sự hỗ trợ, hợp tác với các đối tác quốc tế là con đường để di sản văn hóa Huế hội nhập toàn cầu. Thông qua con đường này, di sản văn hóa Huế được quảng bá khá toàn diện ra bên ngoài và tạo nhiều cơ hội tốt để Huế dành được sự quan tâm đặc biệt của thế giới. Qua mỗi dự án, Huế cũng nhận được nhiều thứ: ngân sách để thực hiện các dự án, chuyển giao kỹ thuật công nghệ bảo tồn, đào tạo nguồn nhân lực và nâng cao ý thức cộng đồng đối với di sản... Nhờ đó, nhiều năm qua Huế là một trong các địa phương đi đầu trong công tác ngoại giao văn hóa và thông qua công tác bảo tồn di sản để hội nhập quốc tế một cách có hiệu quả.

ĐỒNG VĂN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trong nỗi hoài vọng cố hương

Nhà thơ Triệu Nguyên Phong quê ở Triệu Phong, Quảng Trị, nhưng ông sinh ra và lớn lên tại Thừa Thiên Huế. Ông cũng là hội viên Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế. Cuối năm 2023, nhà thơ Triệu Nguyên Phong vừa ra mắt độc giả tập thơ thứ bảy của mình “Theo bóng ta về”, do NXB Thuận Hóa ấn hành. Các tập thơ trước đó gồm: “Say đắng” (2005), Nắng và mưa (2006), Ta và bóng (2009), Rơm rạ chiều quê (2011), Ngược dòng trăng (2013), Ta tìm ta giữa đời (2017).

Trong nỗi hoài vọng cố hương
Tình trạng thiếu nhà ở toàn cầu đang cản trở tăng trưởng nhờ nhập cư

Ở hầu hết các quốc gia phát triển, một trong những động lực tăng trưởng kinh tế đáng tin cậy nhất đang chững lại. Trong nhiều thập kỷ, dòng người di cư nhanh chóng đã giúp các quốc gia bao gồm Canada, Australia và Vương quốc Anh ngăn chặn lực cản nhân khẩu học do dân số già hóa và tỷ lệ sinh giảm. Điều này hiện đang bị phá vỡ, khi lượng người đến tăng vọt kể từ khi biên giới mở cửa trở lại sau đại dịch đã dẫn đến tình trạng thiếu nhà ở kéo dài.

Tình trạng thiếu nhà ở toàn cầu đang cản trở tăng trưởng nhờ nhập cư
Lưu truyền văn hóa ẩm thực qua bữa cơm gia đình người Huế

Có nhiều cách để có thể góp phần kế thừa và phát huy văn hóa ẩm thực Huế, trong đó, việc mỗi gia đình giáo dục cho các thế hệ sau những giá trị truyền thống nói chung, nét đẹp trong văn hóa ẩm thực Huế nói riêng là cách cần được quan tâm.

Lưu truyền văn hóa ẩm thực qua bữa cơm gia đình người Huế
Festival Huế - Thương hiệu, đẳng cấp, hấp dẫn

Thừa Thiên Huế là địa phương đi đầu trong việc tổ chức một hình thái lễ hội đương đại mang tầm quốc gia, quốc tế. Trải qua hơn 24 năm tồn tại và phát triển, Festival Huế đã trở thành một sự kiện được chú ý trong hệ thống các Festival trên thế giới.

Festival Huế - Thương hiệu, đẳng cấp, hấp dẫn
Return to top