ClockThứ Tư, 16/06/2010 05:27

Bộ phim về Lý Công Uẩn sắp lên sóng truyền hình

TTH - 20 tập đầu của bộ phim truyền hình lịch sử dài 70 tập mang tên "Huyền sử thiên đô" sẽ được trình chiếu từ tháng 10-12/2010 trên sóng VTV3 Đài Truyền hình Việt Nam. 
Một cảnh quay của bộ phim

Phát biểu tại lễ ra mắt đoàn làm phim chiều 15/6 tại Hà Nội, nghệ sĩ ưu tú Đặng Tất Bình, đồng đạo diễn bộ phim cho biết kịch bản phim "Huyền sử thiên đô" do nhà biên kịch Nguyễn Mạnh Tuấn sáng tác trong hơn 20 tháng với 70 tập kịch bản, thể hiện tài năng, tầm nhìn và đức độ của đức vua Lý Thái Tổ.

Bộ phim có 127 nhân vật được đặt tên và hàng trăm nhân vật khác trong các vai quần chúng. Bối cảnh phim diễn ra từ năm 1004 đến năm 1009, vào thời điểm vua Lê Đại Hành không còn đủ mạnh mẽ, quyết đoán như thời kỳ đánh Tống khiến các hoàng tử, thân vương cát cứ từng địa phương, tranh giành quyền lực.
 
Năm 1009, Lý Công Uẩn được triều thần tôn lên làm vua thay Lê Long Đĩnh chết vì bệnh tật. Ông đã khai sáng một triều đại mới, xây dựng vương triều Lý cường thịnh nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam và lập nên kinh đô Thăng Long trường tồn ngàn năm...
 
Vai vua Lý Thái Tổ do diễn viên trẻ Công Dũng thủ vai. Ngoài các nhân vật có thật trong chính sử như Lý Công Uẩn, Lê Đại Hành, Lê Long Đĩnh, công chúa Cúc Phương, Minh Đạo hoàng hậu... trong phim còn có nhiều nhân vật chính, phụ được hư cấu như nữ tướng Giáng Bình, thầy thuốc Hà Cang, võ tướng Xôn Sa Ma...
 
Các nhân vật đều được khắc họa rất sắc nét, cá tính, sinh động trong các cảnh quay của phim. Bối cảnh phim đều được dựng ở trong nước.
 
Để chuẩn bị cho các cảnh quay, đoàn làm phim đã nghiên cứu kịch bản, tư liệu lịch sử, đi đến nhiều vùng miền trong cả nước để chọn bối cảnh, thiết kế mỹ thuật, phục trang, đạo cụ. Cảnh quay đầu tiên được thực hiện vào đầu tháng 5 tại chùa Trầm (Hà Nội).
 
Bộ phim truyền hình lịch sử này do Hãng phim truyện I, Đài Truyền hình Việt Nam và Công ty Sao thế giới phối hợp thực hiện. Đây là món quà thiết thực, có ý nghĩa mừng Đại lễ 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội sắp diễn ra.
Theo TTXVN
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đông đảo du khách tham quan các di tích lịch sử

Ngoài hệ thống di sản Huế, đông đảo du khách trong và ngoài tỉnh đã tìm đến tham quan, dâng hương tưởng niệm các điểm di tích lịch sử khác trên địa bàn tỉnh, đông nhất tập trung ở Khu di tích lịch sử Chín Hầm (phường An Tây) và Khu di tích lưu niệm cụ Phan Bội Châu (phường Trường An, TP. Huế).

Đông đảo du khách tham quan các di tích lịch sử
Những ẩn hiện và thông điệp đời sống được đưa lên tranh

Sau thời gian trưng bày ở hai thành phố lớn là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, những tác phẩm thắng giải cuộc thi UOB Painting of the year 2023 đã được ban tổ chức đưa đến Huế để công chúng thưởng lãm. Ở đó những tác phẩm như đưa người xem lạc lối những khoảnh khắc dịu dàng đan xen giữa những rối ren, mệt mỏi của đời sống hiện đại.

Những ẩn hiện và thông điệp đời sống được đưa lên tranh
Lễ hội điện Huệ Nam đẹp hơn, văn minh hơn

Không chỉ tái hiện lại nghi thức rước bộ, lễ hội điện Huệ Nam (điện Hòn Chén) những năm gần đây được đánh giá diễn ra một cách văn minh, không còn tình trạng xả vàng mả ồ ạt xuống sông Hương như trước, các nghi thức phóng đăng, phóng sanh cũng được bãi bỏ.

Lễ hội điện Huệ Nam đẹp hơn, văn minh hơn
Return to top