ClockThứ Bảy, 12/12/2020 16:23

Cà phê chuyện phiếm

TTH - Đó là buổi sáng ngày đông cuối tuần, Huế mưa và lạnh. Khi tôi đến, bên trong căn phòng là ngôi nhà rường đã có hàng chục người, đa số đều trẻ, là giảng viên, là sinh viên, là viên chức và đơn giản là người quan tâm yêu thích… Tôi đến với “cà phê chuyện phiếm” này từ một lời mời trên facebook. Đặc biệt tò mò và thích thú hơn khi được biết nội dung của “Cà phê chuyện phiếm” số 2 sáng thứ bảy 5/12/2020 là lắng nghe và bàn luận về đề tài “Sách trong đời sống Huế” cùng với diễn giả là một người bạn - TS. Trần Đình Hằng, Phân viện trưởng Phân viện.

Nghiên cứu Văn hóa nghệ thuật Huế, và địa điểm tổ chức là quán cà phê Tôn Nữ Viên ở 298 Phan Chu Trinh, bên bờ sông An Cựu có nhiều hoài niệm.

Chuyện về “Sách trong đời sống Huế” không lạ, nhưng mà nói mãi và bàn mãi chuyện vẫn không chán. Người Huế nổi tiếng với truyền thống đọc sách và cả chơi sách. Cố đô có những tủ sách gia đình nổi tiếng, mà nếu tính về số lượng sách chuyên đề thì các thư viện Nhà nước cũng thua xa. Ví như cụ Hồ Tấn Phan (đã mất) có tủ sách đặc biệt quý về Huế và độc đáo các bản Kiều, Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm khúc in trên giấy bổi từ thế kỷ 18. Người ta kể rằng, trận lũ lịch sử năm 1999 nhiều sách quý bị ngâm nước hư hỏng, cụ Phan đã tiếc đến… trầm cảm.

Cũng từ những năm 30 của thế kỷ trước, ở Huế cũng đã có những nhà in kiêm nhà xuất bản tiếng tăm, như: Đắc Lập, Anh Minh, Viễn Đệ, Phúc Sinh, Phúc Long, Tiếng Dân… Tùy theo tôn chỉ và mục đích kinh doanh, những nhà in này xuất bản các dòng sách riêng: sách giáo khoa, sách văn chương, sách khoa học, nhạc phẩm, báo chí… Về sau, những ấn phẩm của các nhà in này trở thành đối tượng săn lùng của những người chơi sách, không chỉ ở Huế.

Cà phê Tôn Nữ Viên ở 298 Phan Chu Trinh, bên bờ sông An Cựu. Ảnh: MC

Cà phê Tôn Nữ Viên ở 298 (số cũ là 140) Phan Chu Trinh nằm trong khuôn viên của phủ Mỹ Hóa Công - Nguyễn Phúc Lỗi, cháu nội Thụy Thái vương Nguyễn Phúc Hồng Y, con của Nguyễn Phúc Ưng Ái - Ưng Chân (vua Dục Đức), được xây dựng năm 1918, có khuôn viên rộng 2.000m². Nơi đây lưu tích nhiều dấu xưa và ký ức một thời, khiến bao lòng người thổn thức. Câu chuyện về “Sách trong đời sống Huế” càng trở nên gần gũi và ấm cúng bên trong không gian ngôi nhà rường. Ở đó, không có ranh giới và khoảng cách giữa diễn giả và người nghe. Và, diễn giả không cần sử dụng micro nhưng trong suốt liền mấy tiếng đồng hồ, mọi người đều khá yên lặng, rất tập trung lắng nghe giới thiệu và sau đó đã có những bàn luận sôi nổi và tâm huyết.

Huế cũng như nhiều nơi khác trong cả nước, người ta đã quen rồi, và cũng rất ngán với một số hội thảo, diễn đàn và gặp gỡ với cả hàng trăm, thậm chí hàng ngàn người đến dự. Thì đây, với “Cà phê chuyện phiếm” ở cà phê Tôn Nữ Viên 298 Phan Chu Trinh là một cảm giác gần gũi và ấm cúng, bởi cả không gian và câu chuyện được đưa ra để mạn đàm. Có thể cách hiểu phổ biến về chuyện phiếm với tư cách là những cuộc trò chuyện chung chung, không thiết thực và nhất là không đâu vào đâu, khiến cho có ai đó thiếu mặn mà và thậm chí, còn cho rằng nguy hiểm. Thế nhưng cứ hãy thử đến và trải nghiệm, bạn sẽ có cảm thấy nó cũng hay đấy chứ, cũng đâu ra đó, cũng có nhiều bổ ích về kiến thức và quan hệ, nhất là khi mà căn bệnh hình thức đang ngày càng nhân rộng hiện nay không riêng gì ở Huế.

ĐAN DUY

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cai game bằng đọc sách

Chở con gửi thư viện, hoặc nhà sách và dành thời gian đọc sách cùng con là một trong những giải pháp của nhiều phụ huynh trong dịp hè nhằm giúp con "cai nghiện" game, hạn chế tiếp xúc với các thiết bị điện tử.

Cai game bằng đọc sách
Cà phê muối ở Huế lên báo Mỹ

Mới đây, trang tin CNN của Mỹ, cho biết trên các trang mạng xã hội xuất hiện ngày càng nhiều bài viết chia sẻ cách làm thế nào để gọi một loại đồ uống có nguồn gốc từ Việt Nam tại chuỗi cửa hàng cà phê lớn có xuất xứ từ Mỹ. Thứ mà những thực khách này đang mong đợi chính là cà phê muối.

Cà phê muối ở Huế lên báo Mỹ
Ẩm thực ven đường Huế

“Ẩm thực ven đường Huế” (NXB Phụ nữ Việt Nam) là cuốn sách mới nhất của tác giả Vũ Thế Thành vừa ra mắt độc giả trong tháng 4 vừa qua. Cuốn sách là góc nhìn của một “người khách phương xa đến Huế nhiều lần” và dành tình yêu đặc biệt với Huế, nhất là những món ăn.

Ẩm thực ven đường Huế
Ý tưởng tuyệt vời!

Cách đây mấy năm, nhà báo QH ở Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Huế (nay là VTV8) đến mua đất, làm nhà và trở thành hàng xóm của tôi. Thỉnh thoảng, thấy bố mẹ vợ anh từ Thanh Hóa vào thăm, mỗi lần như thế, có khi ông bà ở lại đến vài tuần. Bố vợ anh QH tuổi cỡ ngoài 70, ông hay sang tôi hỏi mượn sách về đọc. Đưa cho ông mượn các cuốn sách về Huế, ông rất thích. Mang về đọc rất kỹ và cũng rất nhanh để còn… mượn cuốn khác. Ở trong Nam, tôi có thằng cháu đang học phổ thông cũng vậy, hễ có dịp được ra thăm và ghé nhà tôi chơi là lục lọi, tìm mấy cuốn sách viết về Huế và kiếm một góc ngồi đọc say sưa, mặc ai làm gì thì làm.

Ý tưởng tuyệt vời
Trao tặng 94 tủ sách lớp học tại huyện Phú Lộc

Chiều 22/4, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Phú Lộc phối hợp Tổ chức Zhi Shan Foundation tại Việt Nam tổ chức chương trình hưởng ứng Ngày hội đọc sách với chủ đề “Sách hay cần bạn đọc” và trao tặng 94 tủ sách lớp học cho 13 trường học tại huyện Phú Lộc.

Trao tặng 94 tủ sách lớp học tại huyện Phú Lộc

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top