ClockThứ Ba, 06/12/2022 14:34

Di sản văn hóa Champa là thành tố quan trọng trong bản sắc văn hóa Huế

TTH.VN - Văn hóa Champa trên đất Thừa Thiên Huế với hệ thống các di tích và hiện vật còn lại đã phản ánh rõ nét về một giai đoạn lịch sử phát triển lâu đời. Những giá trị đó là yếu tố vô cùng quan trọng tạo nên một diện mạo vùng văn hóa đa dạng, đặc sắc.

Tháp Chăm Phú Diên xác lập kỷ lục thế giớiThủy Lương – nơi lưu giữ nhiều dấu ấn văn hóa ChampaHuế có thêm 2 bảo vật quốc giaTrân quý bảo vật quốc gia

Đó là một trong rất nhiều nhận định được các chuyên gia, nhà nghiên cứu đưa ra tại hội thảo với chủ đề “Văn hóa Champa trên đất Thừa Thiên Huế” do Hội Khoa học Lịch sử tỉnh tổ chức vào sáng 6/12. Đến dự có UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình cùng đông đảo các chuyên gia, nhà nghiên cứu văn hóa lịch sử trong và ngoài tỉnh.

Từ thế kỷ thứ II sau Công nguyên, khu vực miền Trung hiện nay xuất hiện nhiều tiểu vương quốc, trong đó có Lâm Ấp - Champa (vùng Bắc Trung bộ ngày nay). Sự ra đời này được xem như là quá trình hội tụ và phát triển của văn hóa tiền - sơ sử Việt Nam mà trực tiếp là văn hóa Sa Huỳnh trên dải đất miền Trung.

Thừa Thiên Huế là không gian một phần lãnh thổ vương quốc Champa trong khoảng thời gian từ đầu thế kỷ II đến đầu thế kỷ XIV (gần 12 thế kỷ), ở đây đã hình thành nên một di sản văn hóa đồ sộ. Từ năm 1306, vùng châu Ô, châu Lý được nhập vào lãnh thổ Đại Việt. Sự có mặt của người Việt ở vùng đất đã tạo tiền đề cho văn hóa Đại Việt ảnh hưởng mạnh hơn về phương Nam. Người Việt khi đến sinh sống, định cư ở vùng đất mới đã có lối sống ứng xử khôn khéo, tôn trọng, kế thừa và phát huy các thành tựu văn hóa mà cư dân Champa để lại.

Tại hội thảo, các đại biểu cùng nhau thảo luận tập trung vào những vấn đề quan trọng liên quan đến văn hóa Champa trên đất Thừa Thiên Huế. Trong đó, tập trung vào những dấu ấn văn hóa, quan hệ Đại Việt - Champa trong lịch sử, phát huy giá trị hệ thống di tích Champa… PGS.TS.Đỗ Bang, Phó Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam cho rằng, cần thiết nghiên cứu thành lập một bảo tàng văn hóa Champa đặt tại thành Hóa Châu cũng như xây dựng hồ sơ thành Hóa Châu là di tích quốc gia.

Tin, ảnh: N. MINH

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

1.500 đại biểu tham dự hội nghị da liễu Quốc tế

Tối 21/11, hội nghị Da liễu Quốc tế diễn ra phiên khai mạc chính thức. Hội nghị do Bệnh viện Da liễu Trung ương, Sở Y tế, Bệnh viện Da liễu tỉnh phối hợp tổ chức. Sự kiện quy tụ hơn 1.500 đại biểu trong, ngoài nước là các giáo sư, phó giáo sư, bác sĩ, dược sĩ, chuyên gia trong lĩnh vực da liễu, thẩm mỹ.

1 500 đại biểu tham dự hội nghị da liễu Quốc tế
Bảo tồn văn hóa truyền thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (Chương trình MTQG 1719), huyện A Lưới đã đạt được nhiều thành tựu trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, góp phần gìn giữ di sản vô cùng quý báu này.

Bảo tồn văn hóa truyền thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số

TIN MỚI

Return to top