ClockThứ Năm, 04/04/2024 15:18

Dự kiến ra mắt 2 ấn phẩm nằm trong đề án Tủ sách Huế vào dịp Ngày văn hóa đọc

TTH.VN - Hai ấn phấm mới “Huế Kinh đô diệu kỳ” tập 1, 2 thuộc đề án “Thiết lập và phát triển Tủ sách Huế” năm 2024 dự kiến sẽ được ra mắt vào dịp Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 - 2024 do Thư viện Tổng hợp Thừa Thiên Huế tổ chức.

Năm 2024 xuất bản ít nhất từ 14 đến 17 ấn phẩm gắn logo Tủ sách HuếChưa nhiều Tủ sách Huế trong trường đại họcHợp tác phát triển Tủ sách HuếSẽ thí điểm đưa Tủ sách Huế về thư viện huyện, trường học

 UVTW Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang (bìa trái) thăm gian trưng bày Tủ sách Huế vào năm 2023 tại không gian Quốc Tử Giám

Ngày 4/4, Thư viện Tổng hợp Thừa Thiên Huế cho biết thông tin trên nằm trong kế hoạch triển khai hoạt động Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 – 2024 do đơn vị tổ chức, dự kiến diễn ra trong khoảng ngày 16 – 20/4.

Dự kiến, lễ ra mắt 2 ấn phẩm nói trên sẽ diễn ra tại lễ khai mạc Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 – 2024. Ngoài ra, còn có các hoạt động quan trọng khác như phát động cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2024, cuộc thi giới thiệu sách với chủ đề “Huế đẹp và thơ” trong khối học sinh THCS trên địa bàn TP. Huế.

Song song, còn có trưng bày 200 bản sách về Huế và hàng chục tác phẩm hội họa “Huế và áo dài trong mắt trẻ thơ” được chọn lọc từ cuộc thi thiếu nhi vẽ tranh qua sách.

N. MINH
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Quảng bá giá trị văn hóa Huế qua Tủ sách Huế, tưởng dễ mà khó - Kỳ 1: Khiêm tốn số lượng, nặng tính hàn lâm

4 năm ra đời, đề án Tủ sách Huế đến nay chỉ có 11 ấn phẩm, một con số rất khiêm tốn. Nhưng buồn hơn khi những ấn phẩm ấy chỉ dừng lại với số lượng in giới hạn và “đeo gông” sách không bán, khiến nhiều người khó tiếp cận. Phía những người thực hiện Tủ sách Huế cho rằng nguyên do dẫn đến điều đó là ngân sách hạn chế, nhưng nhiều ý kiến khác nhận định đó là sự thụt lùi, thậm chí đi ngược lại chủ trương lan tỏa giá trị của Tủ sách Huế cũng như văn hóa đọc trong đời sống hiện nay. Vì thế, cần có giải pháp để tháo gỡ khó khăn mà Tủ sách Huế đang phải đối mặt.

Quảng bá giá trị văn hóa Huế qua Tủ sách Huế, tưởng dễ mà khó - Kỳ 1 Khiêm tốn số lượng, nặng tính hàn lâm
Tủ sách Huế vẫn chưa thực sự lan tỏa và xã hội hóa

Đó là nhận định được rất nhiều đại biểu đồng tình đưa ra tại buổi tọa đàm “Hành trình phát triển Tủ sách Huế và công tác xã hội hóa, xuất bản các ẩn phẩm Tủ sách Huế giai đoạn 2024-2030”, diễn ra ngày 28/8 tại TP. Huế.

Tủ sách Huế vẫn chưa thực sự lan tỏa và xã hội hóa
Ý tưởng tuyệt vời!

Cách đây mấy năm, nhà báo QH ở Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Huế (nay là VTV8) đến mua đất, làm nhà và trở thành hàng xóm của tôi. Thỉnh thoảng, thấy bố mẹ vợ anh từ Thanh Hóa vào thăm, mỗi lần như thế, có khi ông bà ở lại đến vài tuần. Bố vợ anh QH tuổi cỡ ngoài 70, ông hay sang tôi hỏi mượn sách về đọc. Đưa cho ông mượn các cuốn sách về Huế, ông rất thích. Mang về đọc rất kỹ và cũng rất nhanh để còn… mượn cuốn khác. Ở trong Nam, tôi có thằng cháu đang học phổ thông cũng vậy, hễ có dịp được ra thăm và ghé nhà tôi chơi là lục lọi, tìm mấy cuốn sách viết về Huế và kiếm một góc ngồi đọc say sưa, mặc ai làm gì thì làm.

Ý tưởng tuyệt vời
Lan tỏa Tủ sách Huế: Sao không đưa ra thị trường?

Tủ sách Huế ra mắt vào năm 2021 với cuốn sách đầu tiên thuộc tủ sách này đó là Địa chí Thừa Thiên Huế. Đến thời điểm này - sau hơn 3 năm, Tủ sách Huế đã có ấn phẩm thứ 11 “Huế - Kinh đô diệu kỳ” tập 1 và 2 vừa được ra mắt vào tháng 4/2024.

Lan tỏa Tủ sách Huế Sao không đưa ra thị trường

TIN MỚI

Return to top